17-01-2024 11:22

Đánh giá nguy cơ tự tử

Đánh giá nguy cơ tự tử

Bài viết của Cử nhân Nguyễn Thị Nhiễn - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đánh giá nguy cơ tự tử luôn có tầm quan trọng với việc chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân mắc các hội chứng rối loạn tâm thần. Gần đây nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và cả cộng đồng.

Trong những năm qua tỷ lệ tự tử có phần gia tăng. Đại dịch Covid-19 lây lan, xáo trộn trong xã hội làm gia tăng các yếu tố tác động dẫn đến tự tử toàn cầu. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 703.000 người tự kết liễu cuộc đời mình và có rất nhiều người cố gắng tự tử. Mỗi vụ tự tử là một thảm kịch ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn bộ quốc gia, đặc biệt ảnh hưởng lâu dài đến những người thân bị bỏ lại phía sau. Tự tử xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nhưng theo thống kê, con số này gặp nhiều nhất ở thanh thiếu niên từ 15-29 tuổi. Có thể nhận thấy nguyên nhân của những vụ tự tử liên quan đến các em học sinh là từ các vụ bạo lực học đường. Việc đánh giá nguy cơ tự tử là vô cùng cần thiết để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

>>> Rối loạn lưỡng cực và tự tử

1. Sàng lọc và đánh giá nguy cơ tự tử theo thang điểm của Ducher (RSD)

Một trong những công cụ để sàng lọc và đánh giá nguy cơ tự tử là thang điểm của Ducher (RSD). Đây là thang điểm đã được chuẩn hoá và cho phép đánh giá nhanh nguy cơ tự tử của người bệnh:

Nguy cơ từ thấp đến vừa
0 Không có ý nghĩ về cái chết Không còn nghĩ về cái chết như trước đó
1 Nghĩ về cái chết nhiều hơn trước đó
2 Có ý nghĩ về cái chết Thường xuyên nghĩ tới cái chết
3 Có một vài ý tưởng về tự sát
4 Có ý tưởng tự sát Ý tưởng tự sát xuất hiện khá thường xuyên
5 Rất thường xuyên nghĩ đến tự sát, đôi lúc không muốn sống nữa
6 Mong muốn được chết một cách tự động Muốn được chết hoặc chết được sẽ tốt hơn
Nguy cơ cao
7 Liên quan mạnh với 1 người hoặc 1 vật nào đó
Liên quan yếu với 1 người hoặc 1 vật nào đó
Ý muốn được chết rất mạnh song người bệnh vẫn còn có một số băn khoăn, do dự và chưa đưa ra quyết định tự sát
8 Sẵn sàng tìm đến cái chết Muốn kết thúc cuộc đời vào lúc này
9 Lên kế hoạch tự sát được xác định trong thời gian dài
Lên kế hoạch tự sát được xác định trong thời gian ngắn
Biết phải làm sao để kết thúc cuộc đời mình vào lúc này.
10 Bắt đầu thực hiện kế hoạch tự sát Đã chuẩn bị để thực hiện hành động tự sát hoặc đã bắt đầu thực hiện hành động này

Một bác sĩ tâm thần cần ít nhất hơn 2 phút để đánh giá nguy cơ tự tử với thang điểm RSD. Thang điểm này chỉ đọc trực tiếp đánh giá các chỉ số điểm cao nhất, không nhất thiết phải tìm kiếm các triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, cần phải xác định được có hay không có nguy cơ ở những mức độ cao hơn.

>>> Trẻ diễn biến tâm lý thất thường, có ý định tự tử, phải làm thế nào?

Lưu ý: Khi hỏi, người bệnh thường sẽ trả lời “không” ngay cả khi họ có ý tưởng về hành vi này, bởi vậy cần hợp thức hoá câu trả lời “không” bằng việc tái cấu trúc lại câu hỏi theo một cách khác.

2. Diễn giải thang điểm

Các mức độ của thang điểm:

  • Từ mức 0-6: Nguy cơ tự sát thấp hoặc vừa
  • Từ mức 7-10: Nguy cơ tự sát gia tăng

Cụ thể:

  • Mức 0: Không có bất kỳ ý tưởng gì về việc tự tử hoặc cái chết;
  • Mức 1-2: Có ý tưởng về cái chết nhưng không có ý tưởng về việc tự sát;
  • Mức 3: Hiếm khi có ý tưởng tự sát;
  • Mức 4: Thường xuyên có ý tưởng tự sát;
  • Mức 5: Rất thường xuyên có ý tưởng tự sát;
  • Mức 6: Mong muốn được chết một cách thụ động.

>>> Trầm cảm nặng: Dấu hiệu và nguy cơ tự sát

Người bệnh không ở trong quá trình vận động tích cực để thực hiện ý định tự sát nhưng họ mong muốn mình bị bệnh, gặp tai nạn, tìm kiếm lý do nào đó để mình không có mặt trên cuộc đời này.

>>> Căng thẳng tâm lý và hành vi tự sát

  • Mức 7: Người bệnh có thể đi đến một hành động tự sát nếu không có điều gì níu kéo họ hoặc không có ai níu kéo họ lại với cuộc sống. Mức 7a và 7b đánh giá mối liên hệ, sự ràng buộc của người bệnh ở mức độ mạnh hoặc yếu. Ví dụ: Sợ người thân bị đau khổ, nếu như chất lượng mối quan hệ này là tốt thì đánh giá ở mức 7a, nếu không thì là 7b.
  • Mức 8: Ý muốn chủ động được chết: Người bệnh lúc này đã đưa ra quyết định chấm dứt cuộc sống của mình, tuy nhiên chưa lập kế hoạch để thực hiện hành động.
  • Mức 9: Đánh giá mức khẩn cấp của tự sát: Người bệnh lúc này đã quyết định chấm dứt cuộc sống của mình và có kế hoạch để thực hiện điều này. Nếu người bệnh đã quyết định hành động, nhưng lại hoãn lịch thực hiện hành động của mình được đánh giá là 9a, nếu kế hoạch được dự kiến trong ngắn hạn được đánh giá 9b.
  • Mức 10: Người bệnh bắt đầu chuẩn bị hoặc thực hiện hành động tự sát của họ. Giai đoạn này người bệnh đã đưa ra được quyết định và tích cực thực hiện kế hoạch.
Tự tử
Cần ít nhất hơn 2 phút để đánh giá nguy cơ tự tử với thang điểm này
XEM THÊM:
  • Hướng dẫn sơ cứu nạn nhân ngạt do treo cổ
  • Ngôn ngữ - Lời nói - Giao tiếp và cách nhận biết trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ
  • Chiến lược giúp trẻ tự kỷ nâng cao khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân và người khác

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan