17-01-2024 11:20

Đại hồi: Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đại hồi: Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đại hồi là dược liệu được sử dụng trong y học hiện đại và y học cổ truyền với nhiều công dụng như kiện tỳ vị, mạnh gân xương, điều trị đau nhức xương khớp.

1. Tổng quan về đại hồi

1.1. Đặc điểm cây

Đại hồi còn được gọi là hồi sao, đại hồi hương, tai vị, bác giác hồi hương. Chúng có tên khoa học là Illicium verum, thuộc họ Hồi (Illiciaceae).

Đại hồi là loại cây gỗ sống lâu năm với chiều cao trung bình khoảng từ 6 – 10 m. Đặc điểm phát triển của loại cây này như sau:

  • Cây phát triển phân nhiều cành, cành cây thẳng dễ bẻ gãy, vỏ cây nhẵn màu xanh lục lúc non và chuyển thành màu nâu lúc về già.
  • Lá cây mọc so le có chiều dài từ 8 – 12 cm và chiều rộng từ 3 – 4 cm. Phiến lá cây dày, cứng và nhẵn bóng.
  • Hoa có cuống to và ngắn, mọc riêng lẻ ở dưới nách lá.
  • Quả hồi thuộc nhóm quả kép, gồm có 6 – 13 cánh xếp thành hình ngôi sao hoặc bông hoa. Quả khi còn non có màu xanh và chuyển thành màu nâu khi về già.

1.2. Bộ phận dùng của đại hồi

Bộ phận dùng của đại hồi là quả và tinh dầu quả (Dùng tươi hoặc phơi khô). Quả đại hồi được thu hoạch khi chín, thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 và tháng 11 đến tháng 12.

Trước khi được sử dụng trong y học, quả đại hồi được đem tách bỏ phần hạt bên trong và chỉ lấy phần vỏ bên ngoài để chế biến, đem rửa sạch rồi phơi khô. Đối với tinh dầu hồi có thể dùng từ cả quả tươi và quả khô. Dược liệu sau khi được sơ chế cần bảo quản trong điều kiện thoáng mát, tránh ẩm ướt và nấm mốc.

2. Thành phần hóa học của đại hồi

Dược liệu đại hồi có chứa các thành phần hóa học sau:

  • Tinh dầu chứa các thành phần chính bao gồm: linalol, estragol, terpincol, cis-anethol, trans-anethol, amsaldehyd.
  • Catechin
  • Protocatechin
  • Chất béo
  • Chất vô cơ

Tinh dầu chứa hàm lượng lớn nhất tạo nên mùi hương của dược liệu. Trong đó, đại hồi nhóm 13 cánh có hàm lượng tinh dầu và anethol cao nhất và đại hồi nhóm 8 cánh có hàm lượng tinh dầu và anethol thấp hơn các loại còn lại.

3. Tác dụng của đại hồi

3.1. Tác dụng của đại hồi theo y học hiện đại

Nghiên cứu của các nhà khoa học theo dược lý hiện đại, tác dụng của đại hồi như sau:

  • Đại hồi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tác dụng long đờm, ức chế sự lên men ruột, giúp quá trình trung tiện được dễ dàng.
  • Dược liệu có tác dụng lợi sữa và làm dịu các cơn đau dạ dày, đau ruột.
  • Tác dụng tạo mùi hương trong thuốc đánh răng.

3.2. Tác dụng của đại hồi theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, đại hồi có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào bốn kinh Can, Thận, Tỳ và Vị. Tác dụng của dược liệu đại hồi như sau:

  • Đại hồi có tác dụng chữa đau bụng, bụng đầy hơi.
  • Đại hồi giúp hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng.
  • Dược liệu chữa đau nhức tê thấp, thấp khớp.
  • Dược liệu chữa đái dầm, ngộ độc và bệnh nấm da.
  • Đại hồi có tác dụng sát trùng và giảm đau.
công dụng đại hồi
Đại hồi có tác dụng chữa đau bụng, bụng đầy hơi

4. Liều dùng và lưu ý khi dùng đại hồi

4.1. Liều dùng

Liều dùng thông thường của đại hồi khoảng từ 4 – 8 g trong ngày dưới dạng thuốc hãm, rượu thuốc hoặc dùng 1 – 4 g dạng bột thuốc. Tuy nhiên, liều dùng cụ thể của đại hồi phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh mắc phải. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này trong điều trị.

4.2. Lưu ý khi dùng

Một số lưu ý khi sử dụng đại hồi trong điều trị như sau:

  • Đại hồi không được sử dụng ở những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu này.
  • Dược liệu đại hồi không được sử dụng trong điều trị ở người bệnh bị âm hư, hỏa vượng.
  • Bạn không được tự ý thay đổi liều lượng các bài thuốc, không lạm dụng đại hồi trong điều trị. Sử dụng liều quá cao dược liệu này có thể gây ngộ độc với biểu hiện run tay chân, sung huyết não, phổi và co giật..
  • Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng đại hồi là an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

5. Bài thuốc y học cổ truyền từ đại hồi

Công dụng của đại hồi đã được các nhà khoa học chứng minh qua các nghiên cứu. Vậy trong y học đại hồi chữa bệnh gì? Hiện nay không chỉ trong y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng sử dụng loại thảo dược này trong các đơn thuốc điều trị bệnh. Một số căn bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng dược liệu đại hồi như sau:

5.1. Bài thuốc chữa đau bụng, cảm hàn

Bài thuốc chữa đau bụng, cảm hàn được thực hiện theo các công thức sau:

  • Dùng đại hồi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 2 g kết hợp cùng rượu ấm, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Sử dụng bài thuốc trong 2 – 3 ngày có tác dụng điều trị cảm hàn, đau bụng.
  • Dùng tinh dầu đại hồi uống 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 4 giọt.

5.2. Bài thuốc điều trị cổ trướng và thũng trướng mãn tính

Bài thuốc từ đại hồi trong điều trị bệnh lý này như sau: Đem tán thành bột mịn hỗn hợp gồm 2 g đại hồi kết hợp với 8 g hạt bìm bịp. Bột mịn tán được chia uống với nước 3 lần trong ngày. Bạn nên sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.

5.3. Bài thuốc chữa đau lưng

Công thức bài thuốc chữa đau lưng được thực hiện như sau: Bạn dùng đại hồi đã bóc bỏ hạt đem ngâm hoặc tẩm với nước muối pha loãng, vớt để ráo rồi tán nhỏ. Bạn dùng 6 – 10 g bột tán được uống cùng với rượu, bên cạnh đó bạn nên kết hợp sử dụng thêm lá ngải cứu chườm vào vị trí đau lưng.

công dụng đại hồi
Cách dùng đại hồi chữa đau lưng

5.4. Bài thuốc chữa viêm cầu thận mạn tính

Công thức bài thuốc như sau: Sắc với nước hỗn hợp gồm 8g đại hồi, 30g ý dĩ, 20g củ mài, 20g biển đậu, 20g mã đề, 20g đậu đỏ, 8g gừng khô, 4g đăng tâm và 4g nhục quế. Nước sắc được chia thành nhiều lần uống trong ngày.

5.5. Bài thuốc chữa đại tiện không lợi

Công thức bài thuốc gồm 40g đại hồi và 160g hạt bìm bìm đen. Bạn đem tán nhỏ hỗn hợp thành bột mịn. Bột tán được dùng uống với nước gừng, mỗi lần sử dụng 4g bột.

Như vậy, đại hồi là loại dược liệu có nhiều công dụng trong y học, đặc biệt là trong các bài thuốc y học cổ truyền điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, đau lưng, cảm hàn, cổ trướng... Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

XEM THÊM:
  • Công dụng của cây mật nhân với sức khỏe
  • Các công dụng của cây huyết dụ
  • Cỏ linh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan