Mục lục
Trẻ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng độ 3 (thể nặng) sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất, trí tuệ và nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người chăm sóc trẻ cần nhận biết sớm đặc điểm của trẻ suy dinh dưỡng để kịp thời điều trị.
1. Phân loại suy dinh dưỡng theo cấp độ
Thông thường, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có chỉ số cân nặng thấp hơn mức bình thường, nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ số cân nặng để đánh giá trẻ đó có bị suy dinh dưỡng hay không thì lại không chính xác. 3 chỉ số đánh giá dinh dưỡng toàn diện gồm:
- Cân nặng theo tuổi.
- Chiều cao theo tuổi.
- Cân nặng theo chiều cao.
Các chỉ số trên sẽ được đem đi so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (NCHS) được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) khuyến cáo nên áp dụng cho trẻ ở những nước đang phát triển.
3 cách đánh giá và phân loại suy dinh dưỡng phổ biến nhất là:
- Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1981);
- Phân loại theo Waterlow (1976);
- Phân loại theo Welcome (1970).
* Phân loại suy dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1981)
WHO sử dụng các chỉ số cân nặng theo tuổi, dựa vào độ lệch chuẩn (SD) so với quần thể tham khảo tại Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (National Centre of Health Statistics) để phân loại các mức độ suy dinh dưỡng khác nhau:
- Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng của trẻ dưới – 2SD đến – 3SD tương đương với mức cân nặng còn 70-80% so với mức bình thường.
- Suy dinh dưỡng độ 2: Cân nặng của trẻ dưới – 3SD đến – 4SD tương đương với mức cân nặng còn 60-70% so với mức bình thường.
- Suy dinh dưỡng độ 3: Cân nặng của trẻ dưới – 4SD tương đương với mức cân nặng còn dưới 60% so với mức bình thường.
Cách phân loại theo WHO có ưu điểm nhanh, đơn giản, phổ biến và có thể áp dụng được với nhiều đối tượng nhưng lại có nhược điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính, và không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.
* Phân loại suy dinh dưỡng theo Waterlow (1976)
Phương pháp phân loại này sử dụng hai chỉ số về cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính hay suy dinh dưỡng mãn tính và suy dinh dưỡng trong quá khứ dựa theo bảng sau:
Theo bảng trên: Gầy mòn là biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng cấp; Còi cọc là biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ; Gầy mòn và còi cọc là biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính.
Trong cộng đồng phương pháp này được sử dụng để bổ sung cho cách phân loại suy dinh dưỡng theo WHO nhưng lại không phân loại được các thể suy dinh dưỡng nặng và từng mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ.
* Phân loại suy dinh dưỡng theo Welcome (1970)
Phương pháp phân loại theo Welcome sử dụng chỉ số cân nặng theo tuổi và phương pháp này phù hợp để phân loại thể suy dinh dưỡng nặng.
- Suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor: Trẻ không được nuôi dưỡng nhưng lại trông bụ bẫm vì bị ứ nước ở chân và bàn chân.
- Suy dinh dưỡng thể Marasmus: Loại suy dinh dưỡng xảy ra khi chất béo trong cơ thể và các mô bị thoái hóa với tốc độ nghiêm trọng để bù đắp cho sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này làm chậm hoạt động của hệ thống miễn dịch và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Suy dinh dưỡng thể Marasmus-Kwashiorkor: Đặc trưng bởi suy kiệt nghiêm trọng cũng như phù nề. Nguyên nhân do thiếu hụt cả protein và calo.
Ưu điểm của phương pháp phân loại này là tính tiện lợi, phân loại nhanh các thể suy dinh dưỡng nặng nhưng nhược điểm là chưa phân loại được suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, suy dinh dưỡng cấp và mãn.
2. Chẩn đoán trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3
Để chẩn đoán một trẻ có bị suy dinh dưỡng cấp độ 3 hay không thì cần phải thông qua việc kiểm tra chỉ số chiều cao và cân nặng để so sánh với cân nặng và chiều cao lý tưởng của trẻ cùng lứa tuổi cộng với các dấu hiệu lâm sàng như sau:
- Mệt mỏi
- Cáu gắt
- Hệ thống miễn dịch kém làm tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng
- Da khô và có vảy
- Trẻ chậm tăng trưởng, còi cọc
- Bụng phình to
- Thời gian phục hồi lâu hơn sau vết thương, nhiễm trùng và bệnh tật
- Giảm khối lượng cơ
- Chậm phát triển hành vi và trí tuệ
- Suy giảm chức năng tâm thần và các vấn đề tiêu hóa
Các quy trình chẩn đoán kèm theo dấu hiệu lâm sàng gồm:
- Đo đường kính giữa cánh tay trên: Nếu chu vi của phần giữa cánh tay dưới 110 mm, đó là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng suy dinh dưỡng ở con bạn.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu cụ thể như công thức máu, đường huyết, nồng độ protein trong máu hoặc albumin và các xét nghiệm máu thông thường khác có thể chẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
- Các xét nghiệm khác: Bác sĩ cũng chỉ định các xét nghiệm khác như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, xét nghiệm xác định hàm lượng canxi, kẽm và vitamin,... vì chúng giúp xác định tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
3. Các thể suy dinh dưỡng độ 3
3.1. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor)
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính của kwashiorkor là ăn không đủ protein hoặc các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Nó phổ biến nhất ở các nước đang phát triển với nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế, vệ sinh kém và thiếu giáo dục về tầm quan trọng của việc cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ em một chế độ ăn uống đầy đủ. Ở các nước đang phát triển, kwashiorkor rất hiếm và là kết quả của chế độ ăn vặt quá nhiều, ăn kiêng lỗi mốt hoặc bệnh lý tiềm ẩn như HIV.
Triệu chứng:
- Thờ ơ, mệt mỏi, cáu kỉnh
- Mất khối lượng cơ
- Phù trắng toàn thân, mềm, ấn lõm nguyên nhân do giảm lượng đạm trong máu, giảm albumin làm giảm áp lực keo dẫn đến tăng thoát nước ra khoảng gian bào. Phù nề chiếm 5–20% trọng lượng cơ thể.
- Cân nặng của trẻ < 60 - 80% so với cân nặng tiêu chuẩn
- Gan to do thiếu máu
- Sức đề kháng kém nên thường xuyên bị tiêu chảy và không thể điều trị dứt điểm
- Triệu chứng của thiếu máu như da, móng tay nhợt nhạt
- Tâm thân và vận động chậm phát triển
- Còi xương, hạ canxi huyết
- Tóc thưa, mỏng, hơi đỏ, đau và nứt miệng, tăng hoặc giảm sắc tố da kèm theo da bong tróc do thiếu vitamin.
- Chức năng thận kém
- Mất cân bằng trao đổi chất và điện giải
Xét nghiệm chẩn đoán:
- Phân tích khí máu động mạch
- Tổng mức protein
- Phân tích nước tiểu
- Kali huyết thanh
- Thanh thải creatinine
- Huyết thanh creatinine
- Nitơ urê máu (BUN)
- Công thức máu toàn bộ (CBC)
Biến chứng:
- Hôn mê
- Khuyết tật vĩnh viễn về tinh thần và thể chất
- Sốc
3.2. Suy dinh dưỡng độ 3 thể teo đét (Marasmus)
Nguyên nhân:
- Cân bằng năng lượng tiêu cực gây ra tình trạng chậm chạp và điều này có thể do giảm năng lượng ăn vào
- Tăng mất calo ăn vào do nôn, tiêu chảy mãn tính, bỏng...
- Tăng tiêu hao năng lượng
- Nhiễm trùng mà nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng
- Trẻ bú bình
- Sự kết hợp của các yếu tố trên
Suy dinh dưỡng thể teo đét thường gặp ở các nước chậm phát triển, các khu ổ chuột, vùng nông thôn đói kém.
Dấu hiệu:
- Ngoại hình teo tóp, gầy còm là cách trình bày cổ điển của marasmus.
- Xương sườn nhìn rõ
- Tăng trưởng chậm, mất nhiều mô mỡ
- Tiêu chảy mãn tính
- Teo cơ, đặc biệt là ở bắp tay và mông
- Nếp gấp da, khuôn mặt "ông già"
- Nhiệt độ cơ thể bất thường ( hạ thân nhiệt hoặc sốt oxy hóa )
- Thiếu máu, mất nước (thường xuyên khát nước và mắt teo lại)
- Tổn thương giác mạc do thiếu vitamin A
- Biểu hiện ngoài da
- Viêm tai giữa và viêm mũi
- Sốc giảm thể tích dẫn đến mạch hướng tâm yếu, đầu chi lạnh và giảm ý thức
- Liệt các chi dưới
- Kiểm soát bàng quang và ruột yếu
- Máu hoặc chất nhầy trong phân
- Nhiễm trùng, giảm cân, hôn mê
- Ngất xỉu hoặc thay đổi nhận thức
- Nôn mửa liên tục
Xét nghiệm chẩn đoán:
- Giá trị đường huyết thấp hơn 3 mmol/ L là dấu hiệu của hạ đường huyết
- Nồng độ huyết sắc tố thấp hơn 40 g/ L là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nặng
- Kiểm tra lam máu bằng kính hiển vi: Phát hiện ký sinh trùng là biểu hiện của nhiễm trùng
- Giá trị albumin thấp hơn 35 g/ L là dấu hiệu của suy giảm tổng hợp protein nghiêm trọng
- Kiểm tra và cấy nước tiểu
- Kiểm tra phân bằng kính hiển vi
- Điện giải đồ: Hạ natri máu thể hiện rõ. Tuy nhiên, kết quả hiếm khi hữu ích và cũng có thể dẫn đến liệu pháp không phù hợp.
- Các xét nghiệm HIV không được thực hiện thường xuyên.
Biến chứng:
- Mất thị lực vĩnh viễn
- Suy nội tạng
- Dị tật khớp
3.3. Thể hỗn hợp (Marasmus - Kwashiorkor)
Suy dinh dưỡng thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần và hết dấu hiệu phù thì sẽ trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hóa mỡ.
Để điều trị bé suy dinh dưỡng độ 3, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân gốc rễ. Khi nguyên nhân gốc rễ được xác định, bác sĩ sẽ đề xuất những thay đổi cụ thể đối với kế hoạch ăn kiêng để khắc phục tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Nhiều tác động tiêu cực của suy dinh dưỡng có thể được điều chỉnh và đảo ngược nếu điều trị kịp thời. Bởi vậy, nếu phát hiện con có bất kỳ dấu hiệu nào của suy dinh dưỡng, cha mẹ nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
- Lopradium là thuốc gì?
- Liều dùng của thuốc Bermoric
- Công dụng thuốc Racesec