17-01-2024 10:06

Đã quan hệ tình dục có tiêm được vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không?

Đã quan hệ tình dục có tiêm được vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

HPV là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đó chính là tiêm ngừa vắc xin HPV.

1. HPV là gì?

HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Rất có thể chúng ta sẽ nhiễm virus HPV trong cuộc đời mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, miêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.
Ngoài ra virus HPV còn lây truyền qua các đường khác như dụng cụ y tế, kim bấm sinh thiết, đồ lót... bị nhiễm virus. HPV cũng có thể truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Cho đến nay, tiêm vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh này.

Vắc xin HPV
Vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa căn bệnh này

2. Vaccin phòng HPV

Bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên để giảm tỷ lệ mắc bệnh chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm ngừa vacxin.
Vắc-xin HPV được đánh giá là an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV typ 16 và 18, hai typ chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Đặc điểm của các bệnh ung thư nếu để lâu thì càng khó chữa trị nên bác sĩ khuyến cáo trẻ em gái từ 9 tuổi nên tiêm ngừa để đảm bảo được bảo vệ trước khi có khả năng nhiễm loại virus này.

Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn. Do đó, việc phát hiện sớm bằng tế bào học, xét nghiệm tầm soát là cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm tổn thương cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh và nghiên cứu triển khai vắc xin phòng ngừa Human Papilloma virus ở phụ nữ trẻ tuổi.

Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Quan hệ tình dục đồng giới;
  • Quan hệ nhiều bạn tình;
  • Tiếp xúc với mụn cóc;
  • Có hệ miễn dịch bị suy giảm;
  • Dinh dưỡng kém

3. Độ tuổi và đối tượng cần được tiêm phòng HPV

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật...).

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vacxin HPV được sử dụng rộng rãi là:

  • Cervarix ( Bỉ): vacxin có chứa 2 tuýp HPV 16-18 gây bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Gardasil ( Mỹ): vacxin có chứa 2 tuýp HPV 16-18 gây ung thư và 2 tuýp HPV 6-11 gây bệnh khác như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.
Tiêm phòng HPV
Vắc xin phòng HPV được chỉ định tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 - 26 tuổi, ngay cả là đã từng quan hệ tình dục

4.Có nên tiêm phòng vacxin HPV nếu đã hoạt động tình dục?

Hiệu quả phòng bệnh HPV tốt nhất khi mọi người được tiêm vắc xin trước khi có hoạt động tình dục. Tuy nhiên, vẫn nên tiêm vắc xin ngay cả khi họ đã hoạt động tình dục. Điều này là do người bệnh chưa tiếp xúc với tất cả các loại vi-rút có trong vắc xin. Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác

Đã bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng.

Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác.

Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?

Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung.

Tiêm vắc xin không đem lại tác dụng tương đương thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn. Do đó, nếu đã bị bệnh sùi mào gà, người bệnh nên khám chuyên khoa da liễu, làm xét nghiệm PCR HPV; nếu chưa nhiễm các tuýp này thì có thể tiêm phòng.

Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, và đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ thì có thể tiêm vắc xin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV

Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng;
  • Sốt nhẹ;
  • Nổi mề đay;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Đau khớp;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy;
  • Quá mẫn...

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
XEM THÊM:
  • Đã nhiễm virus HPV thì có tự khỏi không? Có cách nào để điều trị virus HPV không?
  • Liều và lịch tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung
  • Nam giới có nên tiêm vắc xin HPV?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan