17-01-2024 10:15

Củ gừng tươi có tác dụng gì?

Củ gừng tươi có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, củ gừng tươi không chỉ là một loại gia vị sử dụng trong thức ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc không thể thiếu. Vậy củ gừng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Củ gừng tươi có tác dụng gì?

Củ gừng được trồng ở rất nhiều nơi trên nước ta, nhiều nhất có thể kể đến ở Thanh Hóa, Nghệ An,... Gừng còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương,... gừng cũng là cây đa dụng, từng bộ phận của đều có lợi cho sức khỏe con người như:

  • Chữa cảm lạnh: gừng có vị cay nóng, tính ấm nên khi ăn gừng tươi có tác dụng làm giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, giúp làm ấm cơ thể từ bên trong. Phương pháp này không chỉ hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn mà còn có thể chống lại virus hợp bào hô hấp, ngăn cản các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có một phương pháp cổ truyền hay được các bà các mẹ áp dụng khi trị cảm lạnh chính là cạo gió. Sử dụng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió có rất nhiều hiệu quả như giải cảm, giải lạnh, tiêu đờm, hết ho, khó thở,...
  • Bệnh tiêu hóa: Củ gừng tươi có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như ợ hơi, trào ngược dạ dày, buồn nôn,... Trà gừng cũng là một phương pháp được dùng khi có triệu chứng như đau bụng, khó tiêu,...giúp tăng cảm giác thèm ăn. Sử dụng gừng tươi thường xuyên đúng cách có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất, chất dinh dưỡng, duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
  • Trị đau đầu, giảm stress: Khi cảm thấy đau một bên đầu có thể dùng nước gừng nóng để xoa bóp quanh đầu trong khoảng 15 phút sẽ giúp giảm cơn đau đớn. Gừng còn có tác dụng giải tỏa tinh thần, loại bỏ trạng thái căng thẳng, bồn chồn bằng cách nhai một miếng nhỏ gừng tươi. Về lâu dài gừng còn có thể giúp tăng tuổi thọ của các tế bào não, cung cấp chất chống oxy hóa cho não, chống lại các bệnh suy giảm trí nhớ, Alzheimer.
  • Đau lưng, đau vai gáy: Những trường hợp đau mỏi vai gáy do ít vận động, ngồi nhiều nên thường xuyên sử dụng khăn thấm nước gừng nóng thêm chút muối hoặc mật ong để bôi bên khu vực đau nhức. Cách này sẽ giúp cơ bắp được lưu thông, giãn cơ thoải mái hơn. Có thể dùng rượu gừng làm thuốc xoa bóp, massage cơ để cơ bắp được thả lỏng hơn.
  • Chống viêm: Nhờ tác dụng chống viêm an toàn mà nhiều loại thuốc xương khớp ngày nay thường có các thành phần chiết xuất từ gừng. Tác dụng chống viêm của gừng còn không gây nên tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày như các loại thuốc khác.
  • Viêm nha chu, loét miệng: Để phòng ngừa các bệnh về răng như áp xe răng, sâu răng, viêm nha chu,...có thể thường xuyên sử dụng nước trà nóng, súc miệng bằng nước gừng đều đặn hai lần sáng, tối mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ giúp bảo vệ răng miệng mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng.
  • Giảm cholesterol, cao huyết áp: Củ gừng tươi có thể kiểm soát lượng đường trong máu giúp giảm cholesterol. Những người thường xuyên thêm gừng vào thực đơn hàng ngày có thể giảm nồng độ cholesterol cũng như ngăn tình trạng cao huyết áp. Khi huyết áp đột ngột tăng có thể ngâm chân với nước gừng tươi nóng trong khoảng 15 đến 20 phút. Nước gừng nóng sẽ thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân giúp huyết quản giãn nở, khiến huyết áp từ từ hạ xuống dù chỉ tiếp xúc từ bên ngoài.
  • Hỗ trợ giảm cân: Tăng cân thường là do việc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể mà ăn gừng tươi lại có tác dụng bình ổn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì vậy ăn gừng tươi mỗi ngày có thể giúp quá trình trao đổi chất chậm lại, khiến cân nặng giảm xuống mà không cần nhịn ăn.
  • Giải rượu bia: Khi say rượu bia có thể ăn uống gừng nóng không chỉ giúp tiêu lượng cồn trong máu mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm cơn say xỉn. Có thể pha thêm mật ong cùng nước gừng vừa giúp tăng hiệu quả vừa giúp dễ uống hơn.
Củ gừng
Củ gừng tươi có nhiều công dụng trong đời sống

  • Trị gàu: Sử dụng nước gừng thay cho dầu gội đầu có thể giúp giảm thậm chí hết gầu. Hoặc cách khác sử dụng gừng tươi thái mỏng, giã nát rồi đắp lên da đầu trong khoảng 10 đến 15 phút rồi gội sạch bằng nước ấm cũng có tác dụng trị gàu hiệu quả.
  • Giúp sắc thái mặt hồng hào: duy trì thói quen rửa mặt bằng nước gừng nóng hai lần sáng tối mỗi ngày có thể giúp da mặt trở nên hồng hào, sáng hơn. Các nguyên nhân khiến mặt tái nhợt như thiếu chất, thiếu ngủ cũng có thể biến mất và giúp giảm vết thâm nám, giúp da mềm hơn.

2. Một số lưu ý khi sử dụng củ gừng tươi

Mặc dù ăn gừng tươi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vì gừng có nhiệt lượng rất cao nên nếu sử dụng quá nhiều, không đúng cách sẽ khiến phản tác dụng.

  • Không nên sử dụng quá 5gr gừng
  • Những người chuẩn bị mổ hoặc mới mổ xong không dùng gừng
  • Không dùng cho những trường hợp chảy máu cam, chảy máu răng, băng huyết, ho ra máu,...
  • Không dùng cho người bị đổ mồ hôi nhiều, cảm nắng,...
  • Khi thoa gừng lên da nên sử dụng trước ở một diện tích nhỏ xem có bị kích ứng không, chỉ giữ trên da trong một thời gian ngắn
  • Nên rửa sạch vỏ gừng trước khi ăn chứ không nên gọt bỏ vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng.

Trên đây là những tác dụng của củ gừng tươi, bạn có thể tham khảo và áp dụng để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe được tốt hơn.

XEM THÊM:
  • Nước gừng ngâm chân có tác dụng gì?
  • Nước gừng trị ho hiệu quả không?
  • Lợi ích sức khỏe của gừng

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan