17-01-2024 14:07

COVID-19 ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta như thế nào?

COVID-19 ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta như thế nào?

Qua hơn một năm đại dịch, cuộc sống của chúng ta thay đổi rất nhiều, trong đó có giấc ngủ. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, một nhóm đối tượng có chất lượng giấc ngủ thay đổi hoàn toàn và khiến cho một số chuyên gia về giấc ngủ lo lắng. Vậy COVID-19 ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta như thế nào?

1. COVID ảnh hưởng tới giấc ngủ như thế nào?

Sau một năm đại dịch Covid-19, hầu hết mọi người có thời gian rảnh nên ngủ nhiều hơn. Nghiên cứu trên nhóm đối tượng có chất lượng giấc ngủ thay đổi hoàn toàn đã khiến một số chuyên gia lo lắng. Nhà thần kinh học Alon Y.Avidan cho biết: “Nhiều người đi ngủ và thức dậy muộn hơn so với trước khi đại dịch bùng phát. Điều này khiến chúng tôi lo ngại có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe trong những tháng và năm tới”.

Một nghiên cứu trên 139 sinh viên đại học Hoa Kỳ cho thấy, sau khi các lớp học chuyển sang trực tuyến vào mùa xuân năm 2020, họ thức khuya hơn khoảng 50 phút mỗi đêm và ngủ thêm nửa giờ ngày hôm sau. Còn những người trước đại dịch thiếu ngủ lại có thêm 2 giờ ngủ mỗi đêm.

Đối với một gia đình, lịch trình làm việc từ xa đã cho phép cha mẹ dành nhiều thời gian với con cái, yếu tố này có thể giúp họ ngủ ngon hơn. Đối với thanh thiếu niên có xu hướng mệt mỏi, việc học trực tuyến đã tạo cơ hội để họ ngủ nhiều hơn. Bởi vì họ có nhiều khả năng ngủ đủ giấcthời gian của giấc ngủ đó phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên.

Tuy nhiên, Covid ảnh hưởng đến giấc ngủ không nhỏ. Thanh niên mắc chứng tự kỷ và tăng động, những người có xu hướng tìm thấy sự thoải mái trong một lịch trình đã định thường phàn nàn về các giấc ngủ trở nên hỗn loạn kể từ khi xuất hiện những đợt cách ly. Trong khi người lớn ngủ thêm khoảng 13 phút thì họ càng phải vật lộn với những cơn ác mộng và lo lắng.

Bất kể tuổi tác, những người thường xuyên thức khuya có xu hướng bỏ lỡ nhiều lợi ích sức khỏe của ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm. Do tác động đến nội tiết tố và quá trình trao đổi chất, ở những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid gây mất ngủ cũng có nguy cơ béo phì, đái tháo đường hoặc trầm cảm cao hơn.

Ngủ không sâu giấc kèm không tập trung
Dịch bệnh covid ảnh hưởng đến giấc ngủ của một số nhóm đối tượng

2. Làm thế nào để có giấc ngủ ngon hơn?

Một số lời khuyên giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn đó là:

  • Sử dụng các tấm chắn sáng để giữ cho căn phòng của bạn.
  • Sử dụng quạt để giữ cho phòng luôn mát mẻ nếu thời tiết nóng bức.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ. Bởi vì ánh sáng xanh có thể ngăn chặn các hormone thúc đẩy cảm giác buồn ngủ.
  • Phơi nắng vào buổi sáng giúp thúc đẩy sự tỉnh táo.
  • Giữ một thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách ăn đầy đủ các bữa ăn, tập thể dục và đi ngủ vào cùng một giờ mỗi ngày.

Tác hại của Covid gây ra không nhỏ, trong đó có vấn đề về giấc ngủ. Nhiều người đã ngủ nhiều hơn nhưng một số người lại bị rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng về giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì cần tới cơ sở y tế để được tư vấn cũng như có can thiệp phù hợp.

Nguồn tham khảo: webmd.com, health.clevelandclinic.org

XEM THÊM:
  • Nhịp tim khi tập thể thao bao nhiêu là an toàn?
  • Các tư thế thư giãn sau tập yoga
  • Các bài tập chữa viêm loét ruột kết hiệu quả

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan