17-01-2024 13:15

Có thể bạn chưa biết, điều khiển nội tâm cũng cần phải có kỹ năng

Có thể bạn chưa biết, điều khiển nội tâm cũng cần phải có kỹ năng

Chúng ta thường quan tâm và trau dồi hàng loạt kỹ năng ngoài kia như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng phản biện... Đúng vậy, rất nhiều kỹ năng cần thiết mà ta phải theo đuổi để hoàn thiện bản thân. Nhưng có một sự thật rằng con người ta thường bỏ quên một thứ kỹ năng quan trọng ẩn sâu bên trong, thứ điều khiển được mọi cảm xúc và hành vi của bản thân mình đó chính là kỹ năng nội tâm.

1. Kỹ năng nội tâm ấy là gì?

“Tưởng chừng rất xa lạ nhưng thật ra lại quá quen”. Kỹ năng nội tâm luôn hiện diện bên mỗi chúng ta hàng ngày, hàng giờ ở bất kì nơi đâu. Khả năng điều khiển và kiểm soát hành vi bên trong giúp ta quản lý cảm xúc chính là kỹ năng nội tâm.

  • Sự tự tin mà bạn có
  • Khả năng phục hồi
  • Kỷ luật tự giác
  • Sự bền bỉ
  • Cởi mở với những ý tưởng mới
  • Khả năng vượt qua sự phân tâm
  • Hay quản lý thời gian

Tất cả những thứ này đều xuất phát từ kỹ năng điều khiển nội tâm.

2. Nó quan trọng đến mức nào?

Không có nó bạn không thể thành công. Có thể thấy rằng những kỹ năng nội tâm đều liên quan đến khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của chính bản thân mỗi người. Những người có khả năng quản lý cảm xúc mạnh mẽ thường có thời gian suy nghĩ và dễ dàng kiểm soát được hành vi, cảm xúc, thách thức, làm việc tập trung vào mục tiêu mà bất chấp sự phân tâm.

Có những người luôn bị thế giới nội tâm của bản thân mình kiềm nén mà không thể thoát mình ra bên ngoài. Nhưng cũng có những người rèn luyện nó và biến nó thành thứ vũ khí chiến thắng mọi nỗi sợ.

Để có được kỹ năng điều khiển nội tâm quả thật rất khó nhưng hãy tham khảo 10 cách rèn luyện kỹ năng trí thông minh nội tâm sau đây:

2.1. Cân nhắc mục tiêu

Mục tiêu thể hiện lý tưởng, kết quả mong muốn đạt và cam kết nỗ lực để đạt được trong một thời gian cụ thể. Mục tiêu phải thực tế gồm cả mục tiêu trước mắt và lâu dài. Nó giúp chúng ta đi đúng hướng, đưa ra quyết định có chủ đích, định hình cuộc sống và thúc đẩy con người.

Không phải là những điều quá cao siêu, mục tiêu có thể là những điều nhỏ nhặt hàng ngày như phá bỏ một thói quen không mong muốn hoặc đọc một cuốn sách mỗi tháng,.. Thành công với những mục tiêu nhỏ có thể giúp chúng ta thực hiện những mục tiêu lớn hơn đòi hỏi nỗ lực lâu dài hơn.

2.2. Lập và thực hiện kế hoạch

Đôi khi công việc chồng chất khiến chúng ta áp lực, choáng ngợp mà đâm ra chán nản. Vì thế, việc lập kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần thật sự rất cần thiết. Nhưng chúng ta thường mắc sai lầm khi chỉ lên kế hoạch ở trong trí tưởng tượng, điều đó sẽ khiến bản thân trở nên mơ hồ và trì hoãn. Thay vì đó, hãy ghi ra kế hoạch cụ thể và cam kết thực hiện.

Xác định kế hoạch cụ thể giúp cho tâm trí tập trung vào mục tiêu đã đề ra và quản lý thời gian hiệu quả hơn. Kế hoạch như một lời nhắc nhở chúng ta phải hoàn thành mọi thứ đúng hẹn. Người đặt ra kế hoạch thường có năng suất làm việc tốt, áp lực cũng từ đó mà giảm đi rất nhiều.

Những người sống nội tâm có thể lập và thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn
Những người sống nội tâm có thể lập và thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn

2.3. Điều hướng điểm mạnh của bản thân

Có khi nào bạn cảm thấy ganh tị vì mọi người thì quá giỏi còn bản thân mình thì không hề có điểm mạnh nào không?Thật ra, mỗi người đều mang trong mình ít nhất một điểm mạnh riêng, nhưng không phải ai cũng tìm ra được nó. Ví dụ như một số người có sở trường kiên nhẫn với trẻ nhỏ, sự thô lỗ của đồng nghiệp nhưng lại ít kiên nhẫn với lỗi lầm mắc phải của bản thân. Hoặc có người luôn giải quyết vấn đề trong công việc một cách tuyệt vời nhưng lại khó khăn khi giải quyết vấn đề của chính mình.Thông thường chúng ta có thiên hướng chiều cảm xúc của người khác hơn là cảm xúc của bản thân mình. Dường như chúng ta đang thiếu những kỹ năng giải quyết vấn đề tự thân thay vì đó là cảm thấy dễ chịu khi giúp đỡ người khác. Chính vì thế, bạn nên điều khiển nội tâm mình đối xử với bản thân như cách mà nó đã thúc dục bạn đối xử với người khác. Dành lời khuyên cho người khác và cho cả chính nội tâm của mình. Nhìn nhận thấy điểm mạnh của người khác, và dùng cách nhìn nhận đó để nhận ra điểm mạnh của chính bản thân.

2.4. Thiền

Thiền có thể giúp chúng ta học cách nhận biết, chấp nhận và tự đánh giá những gì đang suy nghĩ và cảm nhận một cách tỉnh táo mà không bị vướng trong những vòng xoáy suy nghĩ tiêu cực. Đây cũng là một bộ môn dành cho những ai muốn nâng cao nhận thức về cảm xúc.

Thiền giúp tâm trí được thư giãn, giảm căng thẳng và áp lực. Thiền còn góp phần cải thiện giấc ngủ, nâng cao sức khỏe và thể chất. Đặc biệt, người hay thiền rất giỏi điều tiết cảm xúc, dễ dàng vượt qua những tình huống bất ngờ hay khó khăn.

Thiền cũng có những lợi ích khác như nâng cao nhận thức về bản thân. Nó có thể tạo ra hiệu quả của sự chú ý và cải thiện khả năng tập trung.

2.5. Dành thời gian để tự suy ngẫm

Tự phản ánh bản thân có vẻ như là một công việc khá khó, ít có ai làm được vì rất nhiều mặt nhiều vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống của mỗi người.

Chúng ta thường suy ngẫm về hành động, những lựa chọn và những điều quan trọng trong cuộc sống bao gồm các giá trị cá nhân và những người thân yêu. Ví dụ như chọn lựa né tránh bạn bè thay vì nhờ cậy vào họ khi gặp khó khăn.

Quá trình suy ngẫm này có thể giúp ta củng cố lại những thứ quan trọng xung quanh mình, thúc đẩy ta khám phá những cái mới hay đơn giản là giúp ta kiên định hơn với suy nghĩ của bản thân.

2.6. Viết nhật ký

Nhật ký ghi lại một không gian tuyệt vời để theo dõi các mục tiêu quan trọng, cảm xúc và trải nghiệm sự kiện hàng ngày, giúp xác định những điều muốn giải quyết ngay cả thiếu tự tin hoặc thiếu động lực.

Viết nhật ký có thể giúp chúng ta kết nối với chính bản thân mình ở mức độ cảm xúc sâu sắc bằng cách cung cấp một bản ghi hữu hình về những suy nghĩ và cảm xúc theo một tiến trình thời gian để sau này nhìn lại.

Khi nghi ngờ khả năng nội tại hoặc chưa hoàn thành được nhiều việc, việc tái hiện lại những tháng năm trước đó có thể cho ta thấy bản thân đang nằm ở đâu.

Những người sống nội tâm có xu hướng viết nhật ký
Những người sống nội tâm có xu hướng viết nhật ký

2.7. Nuôi dưỡng lòng nhân ái

Lòng trắc ẩn mà ta đem lại không chỉ giúp cho người khác hạnh phúc mà nó còn giúp cảm xúc của ta trở nên thăng hoa hơn.Không phải lúc nào lòng nhân ái cũng đến dễ dàng. Đặc biệt là với một người có hành vi xấu. Nhưng lòng trắc ẩn không chỉ dành cho những người luôn thể hiện cái tốt, cái đẹp, mà đôi khi là cả một bầu trời thấu cảm cho hoàn cảnh và nguyên do của những hành động xấu. “Hãy đặt mình vào vị trí của người khác”. Xem xét thật kĩ vì sao họ lại hành động theo một cách nhất định.Một hành động tử tế được thực hiện ngẫu nhiên cũng có thể giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực đối với người khác và bản thân. Nó cũng giúp ghi nhớ lỗi lầm khi mắc phải, lần thứ hai rồi lần thứ ba lặp lại cung cấp thêm kiến thức và kinh nghiệm để làm đúng hơn.Tin rằng lòng nhân ái và các kỹ năng tự nhận thức khác giúp dễ dàng hơn khi nhận ra bản thân đã sai ở đâu, biết chấp và nhận thức thì việc đưa ra lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống khó khăn rất đơn giản.

2.8. Luyện tập nói chuyện tích cực

Suy nghĩ tiêu cực như hay tự trách mình gay gắt có vẻ là một cách tốt để thúc đẩy bản thân và tự chịu trách nhiệm về những sai lầm nhưng cũng có thể tác động ngược lại. Cách nói chuyện và suy nghĩ về bản thân có thể có tác động lớn đến trải nghiệm bên trong và nó có thể làm bản thân tổn thương sâu sắc. Thay vì tự làm mọi chuyện trở nên rối tung, hãy thử nghĩ về những điều tích cực. Xem mình đã thành công ở đâu và điều gì là phù hợp lúc này?

Thêm vào đó, khen ngợi bản thân về những điểm mạnh và thành tích cá nhân sẽ giúp ta lấy lại sự tự tin và quyết tâm hơn.

2.9. Nắm lấy cơ hội

Thói quen an toàn, không dám thử thách và trải nghiệm là một bức tường vô hình ngăn chặn ta đến với sự đột phá. Thoát ra khỏi vỏ bọc và tự tạo cho bản thân cơ hội. Thử bắt đầu một sự nghiệp mới, chọn một sở thích mới,tạo dựng một mối quan hệ mới,... Chúng ta sinh ra với rất nhiều nỗi sợ: sợ rủi ro, sợ chê cười, sợ đám đông,.. Chọn tiếp tục sợ hãi hoặc vượt qua qua nó để chớp lấy thời cơ hay ít nhất là cho bản thân một trải nghiệm mới. Việc chấp nhận rủi ro dẫn đến thành công có thể thúc đẩy sự tự tin và thúc đẩy chúng ta tiếp tục thử những điều mới. Sẽ tiến bộ hơn khi nắm bắt cơ hội mà cho dù là thất bại thì cũng học được khả năng phục hồi, bền bỉ để tự vượt qua, tiếp tục, thậm chí là thử lại.

2.10. Nói chuyện với một nhà trị liệu

Rèn luyện trí thông minh nội tâm không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt nếu bản thân chỉ có một ý tưởng mơ hồ về những gì đang muốn củng cố. Khi gặp sự giúp đỡ của nhà trị liệu sẽ giúp ta nâng cao nhận thức về bản thân, xác định những thách thức hoặc lĩnh vực quan tâm xuất hiện trong suy nghĩ hoặc thói quen.

Một nhà trị liệu cũng liên kết các mô hình cụ thể và kỹ năng chuyên môn để có thể khám phá nội tâm. Họ đưa ra lời khuyên để giúp bạn có thể đấu tranh và tha thứ cho những sai lầm đã mắc phải và thậm chí là dạy các kỹ năng để tăng cường lòng tốt của bản thân.

Người hướng nội là kiểu người thường hay gặp trở ngại nhất trong vấn đề rèn luyện kỹ năng điều khiển nội tâm. Họ mang trong mình giả toả năng lượng khi ở một mình hoặc với một một nhóm bạn nhỏ. Người sống nội tâm không muốn nhờ vả người khác, rất coi trọng thể diện, không giỏi ăn nói, ngại giao tiếp, không thích nói trước làm sau và luôn dùng hành động để chứng minh bản thân. Họ thường che đậy cảm xúc và chịu đựng một mình vì thế người sống nội tâm rất dễ bị tự ti, xem nhẹ ưu điểm của bản thân và quá để tâm đến các khuyết điểm của chính mình, lại theo chủ nghĩa hoàn hảo, ngại ngùng, thích trốn vào một góc khóc thầm khi bị tổn thương, có rất ít bạn, đôi khi cố chấp. Do đó những người hướng nội hay những người sống nội tâm cần nên hiểu biết, nhận định và tự điều chỉnh cảm xúc bằng kỹ năng nội tâm để tránh khỏi trường hợp rơi vào trạng thái tiêu cực hay thất bại trong cuộc sống.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

XEM THÊM:
  • Chăm sóc da bằng mỹ phẩm xịn không phải lúc nào cũng đáng đồng tiền
  • Uốn cong cơ bắp của bạn có thể làm cho chúng khỏe hơn không?
  • Những kiểm tra sức khỏe mà mọi phụ nữ đều cần

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan