17-01-2024 10:46

Có thai khi đang điều trị bướu giáp, phải làm sao?

Có thai khi đang điều trị bướu giáp, phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mang thai khi bị bệnh tuyến giáp là một trong những nỗi lo ngại, trăn trở của nhiều phụ nữ. Khi người mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên vẫn có nhiều phương thức để mẹ vừa điều trị bệnh, vừa hạn chế tối đa ảnh hưởng đến con.

1. Tổng quan về bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận nằm ở ngay trước cổ, có chức năng tiết ra hormone thyroid có vai trò điều hòa sự trao đổi chất, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào, các tổ chức, cơ quan... cũng như sự phát triển của não bộ. Trong trường hợp hormone này tiết ra quá nhiều hoặc quá ít đều không có lợi cho bà mẹ và thai nhi.

Nhất là bệnh cường giáp (Basedow) xảy ra khi tuyến giáp trạng hoạt động mạnh khiến hình thành bướu giáp và tác động nhiều đến sức khỏe người bệnh. Do vậy, nên tránh mang thai khi đang bị bệnh tuyến giáp.

2. Nguy cơ cho mẹ và thai nhi

Uống thuốc
Phụ nữ uống thuốc tuyến giáp có thể gây suy giáp cho thai

Thông thường tuyến giáp thai nhi sẽ được hình thành, bắt đầu hoạt động từ tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ. Đồng nghĩa với việc trong giai đoạn này, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormone tuyến giáp của người mẹ. Khi bị cường giáp thì nồng độ hormone thyroxin trong máu người mẹ rất cao gây ra các triệu chứng điển hình như: Run tay, tim đập nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, nặng hơn nữa là suy tim.

Thyroxin nhiều sẽ ngấm vào máu thai với nồng độ cao dẫn đến tăng nhịp tim thai, thai bé hơn so với tuổi, thậm chí gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Ngoài ra, các rủi ro cũng bao gồm dị tật, dị dạng thai.

Phụ nữ mang thai khi uống thuốc tuyến giáp (thuốc kháng giáp tổng hợp) có thể gặp phải một số tác hại nhất định. Một trong các tác hại này là gây suy giáp cho thai. Hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp như: Methylthiouracil (MTU), thyrozol, methimazol, carbimazol, propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm này. Riêng PTU ít qua nhau thai hơn nên mức độ độc tính sẽ giảm thiểu hơn.

Phụ nữ mang thai nếu bệnh tiến triển nặng có thể có nguy cơ bị các cơn cường giáp cấp (gọi là bão giáp) có thể gây tử vong mẹ với tỷ lệ khá cao. Trong 3 tháng cuối thai kỳ cơn cường giáp có thể giảm nhưng sau khi sinh lại tăng lên gây nhiều trở ngại cho việc nuôi con. Do vậy, các bác sĩ đều khuyến cáo phụ nữ bị bệnh cường giáp (Basedow), đang điều trị bướu giáp không nên có thai trong giai đoạn bệnh đang tiến triển, hãy chữa khỏi bệnh rồi mới có thai.

3. Phương thức điều trị bệnh tuyến giáp

Mặc dù bệnh tuyến giáp mang lại nhiều nguy cơ cho thai phụ, tuy nhiên nếu đã lỡ có thai thì không nhất thiết phải bỏ thai bởi nếu biết điều trị tốt thì đa phần con sinh ra vẫn bình thường. Thay vào đó để điều trị, người có thai cần đến thăm khám thường xuyên và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Trường hợp bị cường giáp nhẹ (các triệu chứng không rõ, người bệnh không nhận ra sự khác biệt, xét nghiệm thấy nồng độ thyroxin máu không quá cao) thì thai phụ chỉ cần theo dõi chặt chẽ và không cần sử dụng thuốc.
  • Trong trường hợp bị bệnh nặng hơn thì phụ nữ mang thai khi uống thuốc tuyến giáp cần lưu ý dùng đúng loại, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh trường thuốc thấm qua máu thai khiến thai bị suy giáp. Thường các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc PTU (ít qua nhau thai) với liều thấp nhất có hiệu lực. Nếu điều trị nội khoa không được thì có thể cân nhắc mổ bướu giáp.

Tuy nhiên trường hợp này vẫn có hạn chế vì việc mổ liên quan đến gây mê, không có lợi cho thai nhi. Giải pháp chữa bằng iod phóng xạ cũng không khả quan vì iod phóng xạ có thể vào thai, phá hủy tuyến giáp của thai gây suy giáp cho trẻ vĩnh viễn.

Một giải pháp khác để điều trị bướu giáp là dùng thuốc chẹn beta để làm giảm hội chứng run tay, đánh trống ngực. Tuy nhiên, loại thuốc phụ trợ này chỉ nên dùng khi thật cần thiết và ở mức hạn chế, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai (trẻ sinh ra bị nhẹ cân).

  • Trường hợp bất đắc dĩ cần phải bỏ thai thì cũng bác sĩ cũng khuyến cáo nên điều trị cường giáp cho đến khi bệnh tạm ổn mới bỏ thai. Bởi nếu bỏ thai đột ngột có thể gây cơn cường giáp cấp (bão giáp), dễ nguy hiểm tính mạng.

Nguyên tắc chung khi điều trị bướu giáp tại thai kỳ

  1. Lý tưởng nhất là điều trị bệnh tuyến giáp ổn định trước rồi hẵng lên kế hoạch có thai.
  2. Tuy nhiên, nếu đang trị mà "lỡ" có thai thì vẫn giữ thai được, miễn là người bệnh theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  3. Mục tiêu của việc điều trị bệnh tuyến giáp (cường giáp) trong thai kỳ là dùng thuốc kháng giáp liều thấp nhất, miễn sao đưa được Hormone tuyến giáp về chỉ số bình thường và duy trì ở mức độ đó.
  4. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tuyến Giáp, thai phụ mắc bệnh cường giáp có thể dùng PTU hoặc Thyrozol để điều trị bệnh. Ba tháng đầu của thai kỳ, nên ưu tiên chọn dùng thuốc kháng giáp nhóm PTU vì thuốc này ít ngấm qua nhau thai hơn. Những tháng tiếp theo cho đến lúc sau sinh và cho con bú, nếu thai phụ vẫn cần dùng thuốc kháng giáp thì có thể sử dụng Thyrozol vì thuốc ít qua sữa mẹ và ít gây tác dụng phụ lên gan cho cả mẹ lẫn bé.
  5. Thai phụ bị bệnh cường giáp vẫn có thể sinh ra được những em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong toàn bộ quá trình điều trị, cả mẹ và bé đều nên được theo dõi kỹ lưỡng, đều đặn bởi bác sĩ chuyên khoa Sản và bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết tại các đơn vị có uy tín.
Bà bầu tuần 24
Thai phụ bị bệnh cường giáp vẫn có thể sinh ra được những em bé khỏe mạnh

4. Điều trị bệnh tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - chuyên khoa Nội tiết được đánh giá là một trong những đơn vị điều trị các bệnh liên quan đến Nội tiết, tuyến giáp. Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao của Vinmec Times City đã chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra phương án điều trị thích hợp cho nhiều trường hợp phức tạp.

XEM THÊM:
  • Sốt, buồn nôn khi bị cường giáp có nguy hiểm không?
  • Bệnh tuyến giáp tirads 3 là gì?
  • U trung thất có nguy hiểm không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan