17-01-2024 11:43

Có nên dùng dầu ăn cho bé ăn dặm?

Có nên dùng dầu ăn cho bé ăn dặm?

Ở giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm có nhiều quan điểm sai lầm có lẽ nhiều cha mẹ mắc phải, đó là xem nhẹ vai trò bổ sung dầu ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, sử dụng dầu ăn cho bé ăn dặm không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và làm giảm hấp thu một số vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

1. Dầu ăn cho bé ăn dặm gồm những loại nào?

Dầu ăn cho bé ăn dặm ở đây có thể bao gồm cả dầu thực vật hoặc dầu cá và được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể cùng với những sản phẩm khác như mỡ, bơ, pho mát... Dầu ăn cũng thuộc nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành các mô mỡ có chức năng điều hoà thân nhiệt, đồng thời còn giúp cho quá trình hấp thụ một số vitamin quan trọng đối với cơ thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Với những công dụng đó dầu ăn không thể bỏ sót trong khẩu phần ăn của trẻ.

Hơn nữa, với trẻ dầu ăn chính nguồn cung cấp năng lượng chính, bởi vì số lượng thức ăn trẻ sử dụng ở giai đoạn ăn dặm khá ít, mà nhu cầu năng lượng của trẻ cao, nên trẻ ăn dầu ăn có nhu cầu cao hơn người lớn thì mới đáp ứng được đủ nhu cầu hàng ngày.

1 gam dầu cung cấp 9kcal, cho nên dầu ăn không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì khi đó trẻ đang bú mẹ hoàn toàn và chất lượng chất béo trong sữa chiếm 50% năng lượng. Từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ cũng phải đảm bảo khoảng 40 đến 45% và dầu ăn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi cần được bổ sung khá cao. Nhưng đối với những trẻ dưới 1 tuổi thì hàm lượng năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40% và trẻ 1 tuổi thì chất béo tổng thể trong khẩu phần cung cấp khoảng 30 đến 35% năng lượng.

Khi trẻ ăn thiếu chất béo có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến phát triển của trẻ như chậm lớn hoặc chậm tăng cân do thiếu năng lượng trong khẩu phần. Hơn nữa chế độ ăn thiếu dầu có thể khiến cho trẻ không hấp thụ hết được các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E,... có thể dẫn đến còi xương, chậm lớn thậm chí có thể gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch... Trẻ ở những năm đầu đời phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, nên nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng chất béo trong khẩu phần hàng ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh.

Dầu và mỡ có khác nhau không? Thực chất cả hai thực phẩm này đều có vai trò cung cấp năng lượng nhưng khác nhau về thành phần acid béo. Dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no cần thiết cho cơ thể nhưng lại rất ít acid béo không no nhiều nối đôi và những loại acid béo nhiều nối đôi có thể có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nhưng dầu thực phẩm không chứa cholesterol như mỡ động vật, đặc biệt hàm lượng chất này khá nhiều ở trong mỡ gan cá và một số loại động vật sống ở dưới biển. Nhưng mỡ có chứa nhiều vitamin tan trong dầu, acid arachidonic cần thiết cho cơ thể. Và hàm lượng cholesterol trong mỡ cũng cần thiết cho trẻ em.

Vậy thì nên cho bé ăn dặm dầu gì tốt? Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm ngoài sử dụng dầu thực vật nên sử dụng các loại dầu có chiết xuất từ mỡ cá, gan, cá... vì có chứa nhiều acid béo omega 3, DHA, EPA rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

Dầu ăn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi
Có nên dùng dầu ăn cho bé ăn dặm không là thắc mắc của nhiều người

2. Sử dụng dầu ăn dặm cho trẻ như thế nào?

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ thường được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ quý giá. Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ có thể cung cấp đủ cho trẻ phát triển ở giai đoạn này mà không cần phải bổ sung thêm dầu ăn. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thì lúc này, thức ăn chế biến cho trẻ cần bảo đảm có đủ 4 nhóm thực phẩm. Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên trong độ tuổi này trở đi.

Trẻ dưới 2 tuổi được xem thuộc giai đoạn cần khá nhiều năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan quan trong của cơ thể. Vì vậy, việc đảm bảo hàm lượng chất béo trong khẩu phần của trẻ cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Tùy theo từng độ tuổi hàm lượng này sẽ thay đổi lên tới 30% năng lượng khẩu phần và hàm lượng này có thể tăng cao hơn tùy từng độ tuổi cụ thể. Thức ăn của trẻ ở giai đoạn này chủ yếu thuộc các thức ăn lỏng nên để tăng đậm độ năng lượng cho bữa ăn, cha mẹ nên bổ sung dầu ăn vào những thức ăn này. Hơn nữa, việc bổ sung dầu vào thức ăn khiến cho món ăn có độ sánh và giúp trẻ thích thú với món ăn hơn.

Khi trẻ 2 tuổi thì tốc độ phát triển có thể chậm lại. Phần lớn trẻ lúc này đã có răng để thực hiện các kỹ năng nhai và nuốt. Lúc này, trẻ có thể sử dụng các món ăn cùng với gia đình. Thức ăn của trẻ ở giai đoạn này khá phong phú với nhiều món ăn. Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần cho trẻ ở giai đoạn này cũng tăng giảm tùy theo cách chế biến, sở thích ăn uống. Ở giai đoạn này nếu trẻ thiếu cân hay suy dinh dưỡng, cha mẹ có thể bổ sung thêm dầu ăn vào khẩu phần bằng cách chế biến các món xào, rán. Ngược lại, nếu trẻ đã mập rồi thì cần giảm lượng dầu trong khẩu phần ăn của trẻ.

Bổ sung dầu ăn chó bé ăn dặm bằng cách:

  • Bổ sung trực tiếp vào bát cháo hoặc bát bột của trẻ. Có thể thực hiện không quá 4 ngày/tuần và không quá 2 bữa/ngày. Lượng dầu sử dụng mỗi ngày không quá 4 muỗng cà phê có dung tích 2.5ml.
  • Với trẻ trên 3 tuổi, không nên dùng dầu ăn nấu nướng như chiên xào hoặc bỏ trên canh khi vừa tắt bếp để trẻ không cảm thấy ngán khi sử dụng các loại món ăn này. Món ăn này cũng giúp trẻ hấp thu chất béo tự nhiên từ thực phẩm. Lượng dầu ăn sử dụng mỗi ngày cũng không quá 4 muỗng cà phê.
Dầu ô liu cho bé ăn dặm
Dầu ô liu là một loại dầu ăn cho bé ăn dặm

3. Lựa chọn dầu ăn dặm cho trẻ

Dầu ăn sử dụng cần đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, lựa chọn dầu ăn cần đảm bảo các tiêu chí:

  • Dầu ăn cần xem xét về công nghệ tinh luyện có đảm bảo hay không. Vì công nghệ tinh luyện khắt khe mới mang dến sản phẩm dầu có chất lượng tuyệt đối tinh khiết, an toàn cho sức khoẻ và tim mạch của người sử dụng.
  • Lựa chọn dầu tốt cho tim mạch với tiêu chí hàm lượng cholesterol trong dầu cần đảm bảo ở mức vừa phải, không gây ảnh hưởng đến tim mạch khi sử dụng dầu lâu dài. Ngoài các loại dầu như dầu đậu nành, hướng dương, hạt cải,... cha mẹ có thể sử dụng dầu ô liu cho bé ăn dặm.
  • Chọn dầu nguyên chất 100%: Với các tiêu chuẩn về sức khỏe thì hiện nay việc chọn dầu cần tuân thủ các tiêu chí như 0% tạp chất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng; 0% cholesterol nhằm giảm các nguy cơ liên quan đến tim mạch; thông tin trên nhãn cần ghi rõ ràng và đầy đủ.

Đặc biệt, khi muốn sử dụng thực phẩm giúp cung cấp chất béo cho trẻ theo nhu cầu khuyến nghị, cha mẹ cần chú ý loại dầu sử dụng và thức ăn cung cấp cho trẻ phải có tính đa dạng, nhằm giúp quá trình phát triển của trẻ tốt hơn. Vì vậy mỗi loại dầu ăn sẽ có những ưu điểm không giống nhau. Những loại dầu như dầu từ hạt cải, vừng, đậu nành, hướng dương, dầu cá có hàm lượng acid béo omega 3 khá phong phú, đồng thời bao gồm cả tiền chất DHA có vai trong trong sự phát triển não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch. Các loại dầu khác như dầu olive, dầu cọ giàu acid béo omega 6, ARA có vai trò làm tăng phản ứng viêm, giúp bảo vệ cơ thể. Vì vậy việc sử dụng dầu ăn có thể tuỳ thuộc theo độ tuổi cũng như mục đích sử dụng mà cho mẹ có thể lựa chọn loại dầu phù hợp với từng độ tuổi của trẻ cũng như giai đoạn phát triển của trẻ.

Bên cạnh việc lựa chọn dầu ăn dặm và chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt thích hợp thì bố mẹ cũng nên bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho trẻ như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.

XEM THÊM:
  • 7 ảnh hưởng của thực phẩm nhiều dầu mỡ đối với cơ thể bạn
  • Các loại dầu ăn: Nên dùng gì, tránh những gì?
  • Dầu và mỡ khác nhau như thế nào?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan