17-01-2024 12:56

Có nên cho trẻ tập ngồi, tập đứng, tập đi sớm không?

Có nên cho trẻ tập ngồi, tập đứng, tập đi sớm không?

Thời gian trẻ bắt đầu tập đứng, tập đi, tập ngồi là vô cùng thay đổi. Một số trẻ biết đi trước 9 tháng tuổi trong khi một số trẻ khác phải đợi đến 18 tháng tuổi trở lên. Vậy có nên cho trẻ tập đi sớm, tập ngồi sớm hay tập đứng sớm không?

1. Có nên cho trẻ tập đứng sớm?

Trẻ biết đứng là một cột mốc quan trọng đối với cả trẻ và cha mẹ. Kỹ năng quan trọng này giúp trẻ sơ sinh phát triển cơ tay và cơ chân và mang đến cho trẻ một cái nhìn hoàn toàn mới về thế giới xung quanh. Thêm vào đó, đứng là bước khởi đầu cho việc trẻ đi bộ và chạy nhảy, có nghĩa trẻ sẽ sớm trở nên năng động hơn rất nhiều.

Theo biểu đồ về mốc đánh giá sự phát triển của Denver II, trẻ sơ sinh thường có thể bắt đầu:

  • Đứng, vịn vào đồ vật trong khoảng từ 6 tháng rưỡi đến 8 tháng rưỡi
  • Tự đứng thẳng trong khoảng 2 giây khi đạt được 9 đến 11 tháng rưỡi
  • Đứng không cần sự trợ giúp từ 10 tháng rưỡi đến 14 tháng

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% đến 90% trẻ sơ sinh biết tự đứng, 10% trẻ còn lại sẽ biết đứng muộn hơn một vài tuần hoặc một hoặc hai tháng sau. Thông thường, trẻ đều tự đứng được khi được 18 tháng tuổi.

Cha mẹ thường lo lắng nếu con của họ không đứng được vào các mốc thời gian theo biểu đồ phát triển. Biết đứng trễ hơn bình thường không đồng nghĩa với các bất thường phát triển lâu dài nào của trẻ. Đặc biệt, các mốc phát triển ở trẻ sinh non thường muộn hơn so với trẻ đủ tháng là điều bình thường.

Có nên cho trẻ tập đứng sớm không? Trẻ sơ sinh học những kỹ năng này theo bản năng, có nghĩa là cha mẹ không cần làm bất cứ điều gì để giúp con mình ngoài việc đưa trẻ đến tái khám định kỳ và tạo cơ hội để phát huy các kỹ năng mới xuất hiện của trẻ. Không nên ép trẻ tập đứng sớm, đặc biệt khi cơ thể của trẻ chưa sẵn sàng.

2. Có nên cho trẻ tập đi sớm?

Trẻ có thể bước những bước đi đầu tiên trong vòng vài ngày hoặc vài tháng kể từ khi bé biết đứng. Nhưng trong giai đoạn đầu, trẻ chỉ có thể đi lò cò hoặc bước đi chập chững. Trẻ cần có nhiều thời gian luyện tập hơn.

Một số trẻ biết đi trước khi được 1 tuổi, nhưng nhiều trẻ khác lại có thể bước đi sau sinh nhật đầu tiên của chúng, trung bình là vào khoảng tháng 14. Trẻ thường có thể đi một vài bước đầu tiên sau khi chúng đã biết cách đứng bám vào bàn cà phê hoặc ghế dài vào khoảng tháng 9 hoặc 10.

Khi những đứa trẻ có thể tự đứng dậy mà không cần tựa vào các đồ vật xung quanh, điều đó có thể có nghĩa là bố mẹ sắp được chứng kiến ​​một số bước chập chững đầu tiên của trẻ. Nếu con bạn chưa đi được khi đã tròn 18 tháng, hãy đưa trẻ đến kiểm tra với bác sĩ tìm ra nguyên nhân chậm biết đi.

Có nên cho trẻ tập đi sớm
Có nên cho trẻ tập đi sớm là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

3. Có nên cho trẻ tập ngồi sớm?

Việc ngồi dậy giúp trẻ độc lập hơn và khám phá môi trường của chúng theo những cách mới. Trẻ biết ngồi là giai đoạn trung gian dẫn đến các mốc phát triển quan trọng khác, chẳng hạn như bắt đầu trườn, , đứng và đi bộ.

Các kỹ năng vận động thô của bé phát huy tác dụng trong khi bé tập ngồi dậy. Jean Moorjani, M.D., bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Arnold Palmer ở ​​Orlando, cho biết: “Để có thể ngồi dậy, trẻ cần có cơ bắp khỏe mạnh ở phần cổ, vai, bụng, lưng và hông. Khi em bé của bạn trở nên hiệu quả hơn trong việc sử dụng tay để tương tác với môi trường khi ngồi, sự phát triển kỹ năng vận động tinh cũng sẽ bắt đầu.”

Ban dầu, trẻ sẽ tập làm quen với việc ngồi dậy với sự hỗ trợ tối thiểu có nghĩa là em bé có sự kiểm soát cơ bắp thích hợp cần thiết để chuyển từ chế độ ăn lỏng gồm sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn đặc, Tiến sĩ Moorjani nói: “Trẻ không thể chuyển sang ăn thức ăn đặc nếu không thể ngồi thẳng và ngẩng cao đầu và cổ. Tư thế ngồi giúp trẻ tránh bị nghẹn hoặc sặc thức ăn.”

Khi nào trẻ bắt đầu ngồi dậy?

Thông thường, trẻ sơ sinh có thể tập ngồi từ 4 đến 7 tháng. Nhưng bố mẹ không nên cố gắng vội vàng. Theo bác sĩ nhi khoa Kurt Heyrman, M.D: “Trẻ cần có một số kỹ năng vận động cụ thể trước khi thực hiện cột mốc quan trọng này - như khả năng ngửa cổ và giữ thăng bằng. Không nên tập cho trẻ ngồi sớm. Cơ thể của trẻ cần có sự chuẩn bị để sẵn sàng cho việc ngồi dậy”

Cách giúp em bé ngồi dậy:

  • Để giúp con bạn ngồi dậy, hãy thử giữ cánh tay của con khi con nằm ngửa và nhẹ nhàng kéo con lên tư thế ngồi. Trẻ thường sẽ thích chuyển động qua lại, vì vậy, hãy thêm một số hiệu ứng âm thanh vui nhộn để làm cho mọi thứ trở nên thú vị hơn nữa.
  • Khi thấy trẻ có thể giữ đầu vững hơn và trẻ có thể tự nâng mình lên những tư thế cao hơn, hãy giúp trẻ ngồi dậy với sự trợ giúp từ 5 đến 10 phút một vài lần mỗi ngày.
  • Đặt trẻ trên đùi của bạn sao cho đầu và lưng của trẻ dựa vào ngực bạn, cho trẻ ngồi vào ghế hỗ trợ trẻ em (tuân theo tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn) hoặc sử dụng gối để nâng trẻ lên.
  • Sau khi bé có thể ngồi một mình, bạn cần phải có sự điều chỉnh trong thiết kế phòng của bé.
  • Khi trẻ 6 tháng, trẻ thường sẽ cầm nắm mọi thứ trong tầm mắt, vì vậy, hãy kiểm tra môi trường xung quanh cũi và đặt những vật dụng nguy hiểm ngoài tầm với. Đồng thời, luôn đảm bảo trẻ sẽ không rơi khỏi ghế, giường hoặc bất kỳ đồ nội thất khác.
có nên cho trẻ tập ngồi sớm
Có nên cho trẻ tập ngồi sớm cần dựa vào độ tuổi của trẻ

4. Trẻ chậm phát triển và các dấu hiệu cảnh báo

Mặc dù các mốc phát triển quan trọng như đứng, đi, ngồi có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn một chút so với thời điểm trung bình, nhưng sự chậm trễ kéo dài là điều không bình thường và có thể là nguyên nhân đáng lo ngại, được gọi là chậm phát triển.

Bác sĩ nhi khoa của con bạn sẽ đánh giá sự tiến bộ của trẻ đối với những mốc quan trọng này tại các buổi khám sức khỏe định kỳ. Nếu kỹ năng của trẻ chậm hơn so với mức tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ đánh giá xem liệu có hay không những vấn đề sức khỏe của trẻ.

Một số bệnh lý có thể gây ra sự chậm trễ trong việc đứng hoặc đi bộ bao gồm:

  • Hội chứng Down
  • Bại não
  • Các vấn đề xương khớp, chỉnh hình bẩm sinh
  • Loạn dưỡng cơ bắp

Để con có thể phát triển tốt về mặt thể chất lẫn tinh thần, cha mẹ nên nắm được những cột mốc quan trọng để đồng hành và phát triển cùng con. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về cả thể trạng lẫn tâm lý trẻ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, ngoài chế độ dinh dưỡng cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:
  • Kỹ năng vận động tinh là gì? Làm sao để phát triển sớm cho trẻ?
  • Test Denver đánh giá phát triển tâm thần vận động
  • Rối loạn phổ tự kỷ và những điều cần biết

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan