17-01-2024 13:00

Có nên cho trẻ mặc bỉm cả ngày?

Có nên cho trẻ mặc bỉm cả ngày?

Có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ? Sử dụng bỉm liên tục mỗi ngày cho em bé là điều không nên. Da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và cần được chăm sóc thật nhẹ nhàng. Việc sử dụng bỉm cho bé cả ngày có thể khiến da bé bị phát ban và kích ứng da. Vì vậy, không nên mặc bỉm cho bé cả ngày. Nếu bạn phải sử dụng nó thường xuyên vì một số lý do như đi du lịch, thì hãy lựa chọn bỉm một cách thận trọng. Ngày nay, nhiều công ty đang sản xuất bỉm lót thân thiện với da, mềm mại trên da. Một số thậm chí còn có các khe hở không khí để giữ cho da của trẻ luôn khô ráo và thoải mái.

1. Có nên mặc bỉm cho bé cả ngày?

Trong thời gian đầu đóng bỉm, em bé của bạn có thể sẽ bị hạn chế các hoạt động trong vài tháng đầu tiên, trong đó, bao gồm cả việc đi tiểu và đại tiện. Trẻ sẽ thường xuyên làm ướt giường và bạn sẽ phải sắp xếp mọi thứ để đảm bảo rằng chúng luôn cảm thấy thoải mái và khô ráo. Ngày nay, bỉm dùng một lần là phương án được lựa chọn phổ biến nhất tuy nhiên chúng có thực sự an toàn cho trẻ hay và có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ hay không?

Đây là một câu hỏi mà bà mẹ nào cũng muốn biết. Bỉm được cho là an toàn với trẻ, thậm chí với những đứa trẻ sơ sinh chưa đầy một ngày tuổi. Trên thực tế, một số loại bỉm được sản xuất đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Việc đóng bỉm cho trẻ cả ngày không được khuyến nghị. Mang bỉm 24/24, bao gồm cả ban đêm làm tăng nguy cơ kích ứng da, nổi ban đỏ, hăm da. Môi trường ẩm ướt bên trong bỉm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển. Nhiều trường hợp đóng bỉm cho trẻ cả ngày nhưng vệ sinh không tốt khiến trẻ đứng trước nguy cơ viêm da, tái phát nhiều lần hoặc không đáp ứng với điều trị.

Khi đóng bỉm cho trẻ, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ:

  • Quan sát làn da của con bạn khi thay bỉm để kiểm tra xem có phát ban hay không. Một số em nhỏ có làn da nhạy cảm hơn những em khác.
  • Loại bỉm dùng một lần có khả năng thấm nhiều chất lỏng hơn, tốt nhất nên được sử dụng vào ban đêm, hoặc trong các hoàn cảnh không tiện thay chúng thường xuyên. Vào các thời điểm khác trong ngày, bạn có thể cân nhắc các lựa chọn khác.
  • Điều quan trọng là cần thay bỉm sau mỗi hai đến ba giờ. Đóng bỉm cho trẻ lâu hơn khoảng thời gian này có thể làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc phát ban trên da.
  • Khi bé đi ngoài phân sống, lúc đó cần phải thay bỉm ngay để giữ vệ sinh.
  • Ghi nhớ mang theo bỉm cho những chuyến du lịch hoặc đi chơi sẽ giúp việc chăm sóc trẻ dễ dàng hơn.
có nên đóng bỉm cho bé cả ngày
Có nên đóng bỉm cho bé cả ngày hay không cha mẹ cần lưu ý quan sát khi thay bỉm cho bé

2. So sánh bỉm và tã vải

Có nhiều người thích sử dụng tã vải hơn các loại bỉm dùng một lần. Có nhiều lý do để giải thích cho việc này:

  • Tã vải đã được các bà mẹ sử dụng từ nhiều trong khoảng thời gian trước, trong khi bỉm giấy dùng một lần là một phát kiến ​​mới gần đây.
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã vải rất dễ sử dụng.
  • Bỉm lót bằng vải có thể được giặt và tái sử dụng lại. Do đó, chúng kinh tế hơn nhiều so với những loại dùng một lần.
  • Sử dụng tã vải thân thiện với môi trường hơn với bỉm dùng một lần.
  • Một số cha mẹ nghi ngờ về các hóa chất được sử dụng để làm bỉm và sợ rằng chúng có thể gây ra vấn đề.
  • Tã vải phải được thay thường xuyên. Điều này đảm bảo rằng luôn giữ vệ sinh cho em bé, đặc biệt ngay sau khi trẻ tiểu tiện và đại tiện.

3. Khi nào trẻ có thể ngừng đóng bỉm?

Việc chuyển tiếp từ đóng bỉm sang sử dụng nhà vệ sinh là một cột mốc lớn của trẻ. Nhiều người cũng có quan điểm rằng bỉm đóng vai trò làm chậm việc tập ngồi bô, vì trẻ em đã có thói quen mặc bỉm. Hầu hết trẻ em sẽ hoàn thành khóa huấn luyện đi vệ sinh và sẵn sàng ngừng sử dụng tã từ 18 đến 30 tháng tuổi, nhưng đây chắc chắn không phải là mốc thời gian áp dụng cho toàn bộ trẻ. Một số trẻ vẫn chưa hết mang bỉm cho đến khi được 4 tuổi.

Sự sẵn sàng trong các giai đoạn phát triển của một đứa trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm mà chúng có thể ngừng sử dụng bỉm. Mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ riêng của chúng, độ tuổi mà một đứa trẻ ngừng sử dụng tã thực sự có thể khác nhau khá nhiều. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập ngồi bô quá sớm hoặc quá muộn trong cuộc đời của một đứa trẻ có thể dẫn đến sự chậm phát triển.

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn trẻ em đã sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần để bắt đầu tập đi vệ sinh vào khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất cần xem xét khi quyết định thời điểm thích hợp để bỏ bỉm hay không.

Để biết đã đến lúc ngừng sử dụng tã và cho trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh hay chưa, hãy tìm các dấu hiệu gợi ý trẻ đã sẵn sàng bao gồm:

  • Khả năng hiểu và làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.
  • Giữ mọi thứ khô ráo trong ít nhất hai giờ một lần.
  • Thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng bô
  • Khả năng ngồi trên ghế
  • Biết yêu cầu thay tã bẩn
  • Thể hiện sở thích quan tâm mặc đồ lót.
có nên đóng bỉm cho bé cả ngày
Thời điểm bé muốn bỏ bỉm thì việc có nên đóng bỉm cho bé cả ngày là không nên

Đôi khi những thất bại trong việc huấn luyện ngồi bô ít liên quan đến kỹ năng hoặc sự sẵn sàng của trẻ mà liên quan nhiều hơn đến hành động của cha mẹ. Việc trẻ có tiếp cận với tã hay không có thể ảnh hưởng đến thời gian trẻ thực sự ngừng sử dụng tã và bắt đầu đi vệ sinh. Cho dù ở độ tuổi nào, việc cha mẹ tiếp tục để tã xung quanh có thể báo hiệu cho trẻ rằng bạn đang không nghiêm túc với việc tập ngồi bô và bạn không thực sự mong đợi trẻ sử dụng bô. Sau một thời gian sử dụng, trẻ thường cảm thấy thoải mái với việc sử dụng tã và không quen với nhà vệ sinh. Vấn đề thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu con bạn tiếp tục yêu cầu sử dụng tã. Với tư cách là cha mẹ, bạn không nên nhượng bộ trẻ. Nên cất tã ngoài tầm nhìn của trẻ. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đã thực sự sẵn sàng để không cần đóng bỉm, hãy cất chúng ở nơi nào đó mà con bạn không thể nhìn thấy hoặc tiếp cận được.

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

Trẻ trong độ tuổi đi học cần được bổ sung kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:
  • Mẹo cho bé trai tập ngồi bô
  • Trẻ bị hăm tã: Khi nào nên đi khám bác sĩ?
  • Huấn luyện dùng bô cho trẻ sơ sinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan