Mục lục
Cố gắng quá mức làm cho cơ thể đau nhức, gây ra những vấn đề nghiêm trọng và khó hồi phục. Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của việc cố gắng quá sức đến sức khỏe, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu và các phòng ngừa trong cuộc sống hàng ngày.
1. Cố gắng quá sức ảnh hưởng tới con người như thế nào?
Các chấn thương do vận động cố gắng quá sức ảnh hưởng đến cổ và lưng là phổ biến nhất, góp phần gây đau mãn tính ở lưng trên và thắt lưng dưới. Nếu bị chấn thương do vận động cố gắng quá sức, điều này có thể ảnh hưởng đến cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp theo những cách khác nhau như sau:
- Cần phải nghỉ làm để dưỡng thương;
- Bất tiện trong một số công việc thể chất;
- Cản trở việc chơi thể thao và tập luyện;
- Có thể có nguy cơ tái chấn thương cao hơn, ngay cả khi chấn thương đã hồi phục.
2. Dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đang cố gắng quá sức?
Khi cố gắng quá lâu, chúng ta có thể nhận thấy những biểu hiện dưới đây:
- Cảm thấy chóng mặt;
- Cảm thấy đau;
- Cảm thấy nóng;
- Đổ mồ hôi quá nhiều;
- Bị đau bụng;
- Bị đau ngực...;
- Nhịp tim cao, tim đập nhanh. Nếu cảm thấy tim đập loạn xạ trong hơn 30 phút hoặc đau ngực, hãy gọi 911 ngay lập tức.
3. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng cố gắng quá sức?
Cố gắng quá sức có thể xảy ra ở nhà hoặc tại nơi làm việc hay đang đi chơi. Khi cơ thể thực hiện một hoạt động thể chất bất thường, bạn nên chú ý đến cách bạn đang di chuyển cơ thể, hãy lắng nghe cơ thể mình và biết giới hạn của bản thân.
Dưới đây là một số nguyên nhân trong vận động có thể thúc đẩy tình trạng cố gắng quá sức:
- Tư thế không đúng: Nếu thực hiện một hoạt động thể chất hoặc chỉ đơn giản như nâng vật gì đó nhưng tư thế không đúng, nguy cơ cố gắng quá mức sẽ cao hơn khi cơ thể hoạt động ở tư thế đúng.
- Không gian làm việc không thích hợp: Nếu không gian quá chật, hẹp sẽ không có đủ chỗ để di chuyển đúng cách, do đó có thể xảy ra va đập, phải cố gắng tránh né và dẫn tới cơ thể phải cố gắng quá sức.
- Mang vác nặng: Hãy lắng nghe cơ thể, nắm rõ giới hạn của bản thân, đừng hình thành thói quen mang vác nặng. Bởi vì, khi mang một vật gì đó vượt quá khả năng của bản thân, cơ thể sẽ có nguy cơ bị cố gắng cố sức rất cao.
- Sử dụng các công cụ đã mòn: Khi các dụng cụ bị mòn, cơ thể phải dùng nhiều lực hơn hoặc thậm chí cầm nắm dụng cụ sai cách, nguy cơ rơi vào tình trạng cố gắng quá sức sẽ rất cao.
- Chuyển động lặp đi lặp lại: Thực hiện lặp đi lặp lại cùng một động tác mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cơ thể có nguy cơ cố gắng quá sức cả về thể chất và tâm lý.
4. Làm gì để phòng ngừa xảy ra cố gắng quá mức?
Có nhiều việc có thể làm ở nhà, khi chơi và ở nơi làm việc để ngăn ngừa việc cố gắng quá mức như sau:
- Khởi động, làm ấm cơ thể trước khi vận động: Trước khi thực hiện các hoạt động thể chất, hãy kéo căng và vận động cơ thể để làm nóng cơ, cho cơ được co giãn và thích nghi trước khi hoạt động mạnh, nhanh có thể giúp phòng ngừa căng cơ, đề phòng nguy cơ cố gắng quá sức.
- Nghỉ giải lao giữa giờ: Khi thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại hoặc mang vác nhiều lần hay hoạt động kéo dài, hãy để cơ thể nghỉ ngơi trong ít nhất 20 giây mỗi 20 phút để tránh cơ thể bị cố gắng quá sức.
- Để bàn làm việc đến ngang lưng: Nếu bàn làm việc quá thấp, lưng và cổ có thể có nguy cơ phải gắng sức khi cúi xuống quá nhiều.
- Vận động đúng cách: Khi thực hiện bất cứ động tác nào, điều quan trọng là phải đúng tư thế sẽ giúp hạn chế xảy ra tình trạng cố gắng quá sức. Nhìn chung, nâng một vật nên được thực hiện như sau:
- Đứng gần vật cần nâng;
- Đặt hai chân rộng ra để tạo cho một chỗ dựa vững chắc;
- Gập đầu gối thay vì hông và lưng;
- Siết chặt các cơ giúp nâng vật lên;
- Khi nâng, dùng cơ chân để nâng chứ không phải dùng lưng;
- Không vặn người khi cầm vật nặng;
- Khi đặt một vật nặng xuống, hãy cong đầu gối để ngồi xổm rồi đặt vật đó xuống thay vì gập người ở hông.
- Bảo trì các công cụ hoặc mua những công cụ mới để tránh phải dùng nhiều sức lực dẫn đến nguy cơ cố gắng quá sức. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển như xe đẩy hay thiết bị nâng hạ để di chuyển vật nặng.
- Tránh mang những thứ quá nặng vì cơ thể con người có hạn. Lắng nghe cơ thể yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết. Đôi khi xử lý một món đồ cồng kềnh hoặc quá nặng, hãy nhờ người khác giúp, nếu không có ai, hãy cố gắng chia thành nhiều chuyến thay vì cố gắng mang tất cả chúng cùng một lúc.
Tóm lại, cố gắng quá sức có thể xảy ra ở nhà hoặc tại nơi làm việc hay đang đi chơi. Khi cơ thể thực hiện một hoạt động thể chất bất thường, bạn nên chú ý đến cách bạn đang di chuyển cơ thể, hãy lắng nghe cơ thể mình và biết giới hạn của bản thân.
Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com
- CBD có lợi ích gì với bệnh trầm cảm?
- Nguyên nhân và chẩn đoán đau lưng cấp
- ĐAU THẮT LƯNG CẤP TÍNH- chiến lược điều trị mới