17-01-2024 14:05

Cô đơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ

Cô đơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ

Cảm thấy cô đơn có thể khiến bạn khó ngủ ngon. Một nghiên cứu mới cho thấy những người cảm thấy cô đơn có nhiều khả năng thức dậy vào ban đêm và có giấc ngủ chập chờn. Kết quả nghiên cứu có thể giúp giải thích tại sao cô đơn có liên quan đến các tác động xấu đến sức khỏe.

1. Cô đơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ

Tiến sĩ Lianne Kurina - trợ lý giáo sư Khoa Nghiên cứu Sức khỏe tại Đại học Chicago cho biết cô đơn có liên quan đến những tác động xấu đến sức khỏe. Trong một bản tin từ Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, Kurina báo cáo rằng ngủ là một hành vi quan trọng để giữ gìn sức khỏe, vì vậy các nhà nghiên cứu muốn khám phá ảnh hưởng của cảm giác cô đơn đối với giấc ngủ.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự cô đơn dường như không làm thay đổi thời gian ngủ của một người. Tuy nhiên cô đơn sẽ “đánh thức” họ thường xuyên hơn vào ban đêm.

Nghiên cứu được thực hiện trên 95 người trưởng thành sống ở Nam Dakota, người tham gia sẽ đeo một dây đeo cổ tay để đo giấc ngủ của họ trong một tuần để ghi lại sự phân mảnh và thời lượng giấc ngủ. Kết quả cho thấy những người có mức độ cô đơn cao hơn thường xuyên thức giấc vào ban đêm hay rối loạn giấc ngủ. Khi điểm số cô đơn tăng lên, số lượng giấc ngủ chập chờn cũng tăng theo. Không có mối liên hệ nào giữa sự cô đơn và tình trạng buồn ngủ hoặc cụ thể là vấn đề buồn ngủ vào ban ngày.

Những người trong cuộc nghiên cứu này là một phần của cộng đồng nông dân sống gắn bó với nhau, do đó nghiên cứu nhấn mạnh rằng cô đơn và cô lập xã hội là hai khái niệm khác nhau về nhận thức, cảm giác cô đơn đến từ nhận thức về sự cô lập và thiếu kết nối với mọi người.

Xem ngay: Cảm thấy lạnh? Có lẽ bạn đang cô đơn

đại dịch cô đơn
Cảm thấy cô đơn có thể khiến bạn khó ngủ ngon

2. Cô đơn và cô lập xã hội có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ

Giấc ngủ là một quá trình sinh học thiết yếu, quyết định sức khỏe và hiệu suất làm việc của con người. Tuy nhiên, hiện nay có từ 10–30% người dân ở các quốc gia phát triển bị mất ngủ kinh niên do nhiều yếu tố. Giấc ngủ không tối ưu có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật cũng như một số vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần đi kèm. Vào năm 2017, tổng chi phí cho việc ngủ không đủ giấc ở Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức và Nhật Bản ước tính vượt quá 600 tỷ đô la một năm.

Khi quá trình lão hóa xảy ra, chất lượng và số lượng giấc ngủ bị suy giảm liên tục có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mất ngủ. Ngủ không đủ gây ra các tác dụng phụ ở người già bao gồm bệnh tật, các vấn đề về hô hấp, sử dụng thuốc, các vấn đề sức khỏe tâm thần (ví dụ: trầm cảm) và lạm dụng chất kích thích. Tỷ lệ mắc bệnh, tử vong thấp nhất ở những người ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm và sự khác biệt về giới tính cũng được phát hiện, chất lượng giấc ngủ chủ quan ở nữ thường kém hơn nam. Đồng thời, với sự già đi, sự tương tác xã hội giảm và đại dịch cô đơn gia tăng khiến người lớn tuổi có những tác động tiêu cực đến sức khỏe, sự hạnh phúc và tỉ lệ tử vong.

Trong khi vẫn còn tranh luận, cô đơn và cô lập xã hội thường được coi là những khái niệm có liên quan lẫn nhau nhưng khác biệt. Ở đây, cô đơn được định nghĩa là một trạng thái cảm xúc phát sinh khi nhận thức được sự khác biệt giữa các mức độ tương tác xã hội, sự đồng hành hoặc hỗ trợ tinh thần mong muốn và mức độ sẵn có đối với một người. Trong khi đó, cô lập xã hội được định nghĩa bằng cách có ít hoặc không có tương tác xã hội với những người khác, vì vậy một người có thể bị cô lập về xã hội nhưng hoàn toàn không cô đơn và ngược lại.

Những tác động tiêu cực của việc giảm tương tác xã hội và sự cô đơn có sự hỗ trợ đáng kể của nghiên cứu. Cô đơn có liên quan đến việc giảm sức khỏe thể chất và hoạt động, tăng tỷ lệ tử vong, trầm cảm và tỷ lệ uống rượu. Và sự cô lập với xã hội, tình trạng sống một mình sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề này.

Tuy nhiên, sự đóng góp của cô đơn và cô lập xã hội đối với các vấn đề về giấc ngủ của người lớn tuổi trong cộng đồng vẫn chưa được hiểu rõ và cũng chưa được nghiên cứu rộng rãi.

Một số nghiên cứu ít ỏi chứng minh mối quan hệ giữa sự cô đơn, cô lập xã hội và chất lượng giấc ngủ ở người trưởng thành cho thấy rằng sự cô đơn dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ, thường là do sự gián đoạn ngày càng nhiều trên tổng thời gian ngủ thực sự hoặc sự thay đổi về cảm giác buồn ngủ ban ngày. Ngược lại, việc sống với người khác có liên quan đến việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.

đại dịch cô đơn
Cảm giác cô đơn này phổ biến hơn ở cả phụ nữ và nam giới khi sống một mình

Đối với cả phụ nữ và nam giới, các vấn đề về chứng thiếu ngủ được báo cáo sẽ giảm khi già đi (tức là trong khoảng thời gian từ 65–85 tuổi). Tuy nhiên, lại có sự gia tăng các vấn đề về chứng thiếu ngủ ở những người trên 85 tuổi. Một xu hướng tương tự cũng được xác định đối với phụ nữ liên quan đến việc ngủ quá nhiều, theo đó các vấn đề về giấc ngủ ban ngày được báo cáo đã giảm xuống khi những người tham gia già đi, cho đến khoảng 80 tuổi, tại thời điểm đó lại có sự gia tăng các vấn đề về ngủ quá nhiều.

Gần 1/4 phụ nữ và 1/5 nam giới cho biết họ cảm thấy cô đơn. Cảm giác cô đơn này phổ biến hơn ở cả phụ nữ và nam giới khi sống một mình. Kết quả cho thấy những người cô đơn, bất kể sống một mình hay sống với những người khác, có nhiều khả năng báo cáo các vấn đề về chứng thiếu ngủ hơn những người không cô đơn.

Hơn nữa, cả phụ nữ và nam giới sống một mình đều có khả năng mắc các vấn đề về việc ngủ không đủ giấc cao nhất. Ngược lại, cả phụ nữ và nam giới sống với những người khác (không cô đơn) đều ít gặp vấn đề về chứng thiếu ngủ nhất.

Mặc dù có rất ít nghiên cứu liên quan, nhưng những phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thực tế là sự cô đơn về cảm xúc, trái ngược với sự cô lập xã hội, chủ yếu liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ ở người lớn tuổi.

Một phát hiện ngoài dự đoán là đối với cả phụ nữ và nam giới, những người sống với người khác có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc ngủ quá nhiều hơn so với những người sống một mình, bất kể họ có cô đơn hay không.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn tham khảo: webmd.com, medicinenet.com, naturre.com

XEM THÊM:
  • Khi cơn đau làm gián đoạn giấc ngủ của bạn
  • Đừng để sự cô đơn làm hại sức khỏe của bạn
  • Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan