Mục lục
Mang bầu có thể leo cầu thang nhưng cần hạn chế, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuyệt đối không leo cầu thang với các thai phụ có nguy cơ sảy thai cao hoặc có tiền sử sảy thai.
1. Có bầu leo cầu thang được không?
Phụ nữ mang bầu có thể leo cầu thang, nhưng mang bầu leo cầu thang nhiều thì không được, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc té ngã ở giai đoạn đầu của thai kỳ dễ gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Vì vậy, nếu phải leo cầu thang thì bạn cũng nên hạn chế và cẩn thận hơn.
2. Có nên leo cầu thang khi mang thai?
Phụ nữ chưa có tiền sử sảy thai hoặc các dấu hiệu dọa sảy có thể nhưng cần hạn chế leo cầu thang. Tuy nhiên, với các đối tượng sau tuyệt đối kiêng leo cầu thang:
- Có tiền sử sảy thai hoặc nguy cơ sảy thai cao
- Bị ra máu âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ
- Thường xuyên bị đau, co thắt vùng bụng dưới
- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp hoặc các bệnh tự miễn
- Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi
- Thường xuyên bị chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Phụ nữ mang song thai hoặc đa thai
3. Làm sao để thai phụ leo cầu thang an toàn hơn?
Một số mẹo sau có thể giúp phụ nữ mang thai leo cầu thang an toàn hơn:
- Luôn bám vào lan can khi leo cầu thang, nếu phải mang xách đồ thì cần mang nhẹ để đảm bảo có một tay bám vào cầu thang khi leo.
- Chỉ leo cầu thang trong điều kiện đủ ánh sáng
- Luôn di chuyển chậm khi leo cầu thang
- Quan sát thật kỹ để tránh những chỗ trơn trượt
Nếu không may bị trượt chân thì cần đi khám ngay để đảm bảo thai nhi vẫn còn được an toàn.
4. Cần tránh gì khi mang thai?
Những điều phụ nữ mang thai cần tránh để hoàn toàn tốt thai kỳ và tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh bao gồm:
- Không tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các hóa chất độc hại, việc tiếp xúc với các yếu tố làm tăng thân nhiệt quá mức như tắm nước quá nóng hoặc các chất có hại như chất nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Không vận động mạnh, ngoài hạn chế leo cầu thang, bà bầu cũng cần hạn chế xoay, nhảy, gập người, ngồi xổm, bắt chéo chân, cúi lưng khi ngồi, mang vác vật nặng, tập thể dục quá sức.
- Không uống thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thành phần có hại cho thai nhi, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cần tránh rượu bia, nước có ga, chất kích thích, tránh ăn thực phẩm đóng hộp, tái sống, nhiều dầu mỡ, chưa tiệt trùng, hoặc các loại thực phẩm làm tăng co bóp tử cung như đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, dứa, v.v.
- Tránh áp lực, căng thẳng trong quá trình mang thai bằng cách chia sẻ công việc với người nhà, ngủ nghỉ đúng giờ và đủ giấc, không làm việc khuya, không đi lại nhiều.
Bà bầu có thể cân nhắc việc leo cầu thang. Tuy nhiên, không nên thực hiện thường xuyên và những người có tiền sử sảy thai, dọa sinh non cần hạn chế tối đa để đảm bảo sức khỏe. Nếu muốn vận động, bạn có thể thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu.
Khoảng thời gian 9 tháng 10 của thai kỳ vừa mang đến nhiều khó khăn và cũng nhiều niềm hạnh phúc đối với người mẹ. Chính vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tinh thần.
- Sự thay đổi của bà bầu tuần 32
- ĐI CẦU THANG BỘ CÓ ĐƯỢC COI LÀ TẬP THỂ DỤC?
- Leo cầu thang giảm cân được không?