17-01-2024 23:11

Chức năng của Globulin miễn dịch

Chức năng của Globulin miễn dịch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Thị Hạnh Phúc - Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Các globulin miễn dịch là các kháng thể, có bản chất là glycoprotein, do các tế bào lympho B cũng như các tương bào tổng hợp khi cơ thể bị phơi nhiễm với các kháng nguyên, có vai trò giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ như vi khuẩn hoặc virus.

1. Globulin miễn dịch là gì?

Globulin miễn dịch hay còn gọi là huyết thanh miễn dịch hoặc immunoglobulin, là tạo sự bảo vệ tức thì, ngắn hạn chống lại việc bị nhiễm siêu vi trùng bệnh viêm gan A, viêm gan B (globulin miễn dịch viêm gan B), uốn ván (globulin miễn dịch uốn ván), sởi (globulin miễn dịch sởi).

Globulin miễn dịch chứa các kháng thể được lấy từ máu người hiến tặng. Các kháng thể là các chất đạm (protein) mà hệ miễn dịch của một người tạo ra để chống lại các vi trùng gây bệnh, chẳng hạn như các siêu vi trùng hoặc vi khuẩn.

Globulin miễn dịch an toàn vì được làm từ máu người hiến tặng đã được xét nghiệm để bảo đảm sự an toàn. Từ khi có các xét nghiệm kiểm tra cho đến nay chưa có báo cáo nào về các bệnh lây qua đường máu chẳng hạn như HIV, viêm gan B hoặc viêm gan C ở những người đã nhận globulin miễn dịch.

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể
Globulin miễn dịch là tạo sự bảo vệ tức thì, ngắn hạn chống lại việc bị nhiễm nhiều loại siêu vi trùng

2. Cấu trúc phân tử của globulin miễn dịch

Vùng hằng định C: Các vùng hằng định C được đặc trưng bởi các chuỗi acid amin khá giống nhau giữa các kháng thể. Các vùng hằng định C không có vai trò nhận diện kháng nguyên, chúng chỉ có vai trò làm cầu nối giữa các phân tử kháng thể với các tế bào miễn dịch cũng như với bổ thể.

Các vùng biến đổi V: Là các vùng khác nhau về thành phần acid amin giữa các loại kháng thể. Mỗi immunoglobulin có 4 vùng biến đổi ở đầu tận hai cánh tay của chữ Y. Sự kết hợp giữa 1 vùng biến đổi trên chuỗi nặng (VH) và 1 vùng biến đổi trên chuỗi nhẹ (VL) tạo nên vị trí nhận diện kháng nguyên.

Như vậy, mỗi globulin có hai vị trí gắn kháng nguyên. Hai vị trí này là giống nhau, qua đó một phân tử kháng thể có khả năng gắn với 2 kháng nguyên giống nhau. Hai cánh tay của chữ Y còn gọi là đoạn gắn kháng nguyên Fab (F: fragment, ab: antigen binding), là phần nhận biết kháng nguyên. Vùng kháng nguyên có khả năng gắn vào kháng thể được gọi là epitope.

Vùng hằng định C của Globunlin miễn dịch
Vùng hằng định C của Globunlin miễn dịch

3. Chức năng của globulin miễn dịch

Có hai loại globulin miễn dịch là: globulin miễn dịch thông thường và globulin miễn dịch đặc hiệu.

  • Globulin miễn dịch thông thường

Được chiết xuất từ máu hay huyết tương của người. Chúng có chứa kháng thể chống lại những bệnh nhiễm trùng thông thường.

  • Globulin miễn dịch đặc hiệu

Là những sản phẩm được sử dụng để giúp cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh riêng như virus cự bào (Cytomegalovirus), bạch hầu, viêm gan B, dại, uốn ván, thủy đậu hoặc các bệnh Zoster.

XEM THÊM:
  • Globulin miễn dịch hoạt động thế nào?
  • Huyết thanh là gì? Ứng dụng của huyết thanh
  • Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan