Mục lục
Sức khỏe tinh thần là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống cảm xúc của con người. Khi đối mặt với những khó khăn thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn. Do đó, chăm sóc sức khỏe tinh thần chính là tạo niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm hồn, giúp bản thân cảm thấy vững vàng và kiểm soát mọi việc tốt hơn dù ở bất cứ tâm trạng nào.
1. Khái niệm về sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống cảm xúc của con người. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng.
Người có sức khỏe tinh thần tốt là người có tinh thần khỏe mạnh, luôn tích cực trong suy nghĩ, biết cách kiểm soát hành vi và cảm xúc. Khi đối mặt với những khó khăn thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn.
2. Như thế nào là người có sức khỏe tinh thần tốt
Khi đối mặt với những khó khăn thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn, luôn nhìn thấy những mặt tích cực của vấn để và nhanh chóng tìm ra cách giải quyết. Cụ thể, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có những đặc điểm sau đây:
- Luôn thấy hào hứng khi khởi đầu một ngày mới.
- Cảm thấy phấn khởi khi bắt đầu một nhiệm vụ hoặc công việc mới.
- Tự tin khi ngắm nhìn mình trong gương.
- Thường xuyên mỉm cười và giao tiếp tốt với những người xung quanh.
- Có thể suy nghĩ tích cực, nhìn thấy khía cạnh tốt ngay cả khi đang ở trong tình huống tiêu cực.
- Ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc và hiếm khi nào bị phiền muộn quá 1 ngày.
- Ý chí mạnh mẽ và vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng.
3. Dấu hiệu của sức khỏe tinh thần bất ổn
Đối với người có bất ổn về sức khỏe tinh thần, việc luôn mang tâm lý tiêu cực khiến bản thân gặp nhiều trở ngại. Thậm chí, sức khỏe tinh thần bất ổn kéo dài còn tác động xấu đến sức khỏe thể chất, giảm khả năng xử lý công việc và ảnh hưởng tới các mối quan hệ. Đặc điểm của người có sức khỏe tinh thần bất ổn thường gặp là:
- Không muốn bước xuống khỏi giường vào mỗi buổi sáng.
- Không thấy hào hứng khi nhận một công việc hay nhiệm vụ mới
- Thường chỉ muốn ở một mình hoặc tự làm việc một mình.
- Thường xuyên bị căng thẳng do áp lực từ công việc hàng ngày.
- Dễ cảm thấy buồn chán, dễ bị tổn thương và tức giận vì những chuyện nhỏ.
- Cảm thấy cơ thể mệt mỏi dù không mắc bệnh lý gì.
- Người bị bất ổn về sức khỏe tinh thần kéo dài có nguy cơ mắc các bệnh tâm lý hay thường gọi là rối loạn tinh thần.
4. Các rối loạn tinh thần phổ biến
Theo các chuyên gia tâm lý, bệnh tinh thần hay thường được gọi là rối loạn tinh thần là bệnh lý gây ra do sự bất ổn về tinh thần kéo dài. Có đến 300 chứng bệnh tinh thần khác nhau với những nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị riêng biệt. Một số rối loạn tinh thần phổ biến như sau:
- Rối loạn lo âu (anxiety disorder): Với các dấu hiệu chính là suy nghĩ nhiều, trạng thái lo lắng quá mức, thường mất ngủ, luôn cầu toàn, đau đầu căng cơ, triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài,...
- Rối loạn trầm cảm (depressive disorder): Cảm giác buồn bã hay chán nản, mất hứng thú với mọi việc, dễ nổi giận vô cớ, mất tập trung, hay quên, có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Theo thống kế có đến 80% người sẽ mắc rối loạn trầm cảm tại một thời điểm khó khăn nào đó trong cuộc đời.
- Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) sẽ biểu hiện bằng những cung bậc cảm xúc buồn vui thất thường và liên tục thay đổi.
- Rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder) còn được gọi là chứng sợ xã hội, nghĩa là người bệnh có xu hướng sợ đám đông, ngại giao tiếp với người khác.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - bệnh OCD (obsessive-compulsive disorder): Người mắc chứng bệnh này thường rất ưa sạch sẽ, chỉn chu và kỹ càng trong mọi việc. Người bệnh đôi khi cũng bị ám ảnh bởi các con số, kỳ vọng vào sự bảo đảm hoặc dằn vặt về các mối quan hệ...
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương – PTSD (post-traumatic stress disorder): có thể xảy ra do tổn thương tâm lý sau chấn thương hay ảnh hưởng thể chất sau tai nạn.
- Tâm thần phân liệt (schizophrenia) là một rối loạn tinh thần nghiêm trọng với các triệu chứng ảo tưởng, cảm xúc nóng nảy, hành vi bạo lực. Tâm thần phân liệt cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
5. Các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần
Chăm sóc sức khỏe tâm thần chính là một trong những biện pháp của chăm sóc sức khỏe toàn diện. Chăm sóc và nâng cao sức khỏe tinh thần chính là tạo niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm hồn, giúp bản thân cảm thấy vững vàng và kiểm soát mọi việc tốt hơn dù ở bất cứ tâm trạng nào. Hiểu được ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh tinh thần, thay vì trốn tránh thực tại, chúng ta nên tìm cách dũng cảm đối mặt để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Để chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt, cần đồng thời điều trị theo cả ba hướng: Biện pháp sinh học (thuốc men, hoá dược), biện pháp tâm lý, biện pháp hỗ trợ từ gia đình và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Vì đối với bệnh tinh thần, chỉ điều trị thuốc thôi là chưa đủ mà cần phải có sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý trị liệu và quan trọng hơn là sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.
5.1. Lối sống tốt để nâng cao sức khỏe tinh thần
Xây dựng một lối sống lành mạnh chính là chiếc chìa khóa vàng để chống lại các rối loạn tinh thần. Cụ thể, chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi để nâng cao sức khỏe tinh thần là:
- Ăn uống cân đối và đầy đủ các dưỡng chất: Các thực phẩm tốt cho chăm sóc sức khỏe tinh thần như ngũ cốc nguyên cám, cá nhiều chất béo, rau củ quả tươi... nên tự nấu ăn tại nhà, tránh các thức ăn nhanh, đồ ăn ngọt hoặc chiên rán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh các vấn đề rối loạn tiêu hóa.
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng và điều độ. Những bộ môn lý tưởng cho cải thiện sức khỏe tinh thần rất tốt chính là thiền định và yoga, giúp bình ổn tâm trạng và thăng bằng cảm xúc. Bạn nên duy trì tập luyện thường xuyên, ít nhất 5 buổi/ tuần.
- Sắp xếp thời gian dành cho nghỉ ngơi thư giãn để cân bằng lại cuộc sống cá nhân. Hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày để cho cơ thể hồi phục năng lượng.
5.2. Phương pháp tâm lý trị liệu để chăm sóc sức khỏe tinh thần
Thông qua việc trò chuyện với chuyên gia tâm lý về những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm, người bệnh sẽ giải toả tâm lý và điều trị bệnh tinh thần dễ dàng hơn. Các chuyên gia tâm lý sẽ là người lắng nghe mà không phán xét. Từ đó, người bệnh sẽ được gợi mở giải pháp để vượt qua khó khăn thử thách.
Nếu không muốn trị liệu tâm lý với người lạ, bạn có thể thử trải lòng với những người thân trong gia đình hay là bạn bè, đồng nghiệp, người mà mình thân thiết và tin tưởng.
5.3. Thuốc điều trị rối loạn tinh thần
Bốn loại thuốc chính để điều trị rối loạn tinh thần bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống lo âu
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc ổn định tâm trạng
Loại thuốc là loại thuốc cải thiện được các triệu chứng và những vấn đề sức khỏe khác. Đôi khi có thể cần phải thử một vài loại thuốc ở những liều khác nhau cũng như kết hợp các thuốc với nhau mới tìm ra được loại thuốc phù hợp để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Các thuốc điều trị rối loạn tinh thần có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn, vì thế không nên tự dùng mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tóm lại, chăm sóc sức khỏe tinh thần chính là tạo niềm hạnh phúc tự tại từ trong tâm hồn, giúp bản thân cảm thấy vững vàng và kiểm soát mọi việc tốt hơn dù ở bất cứ tâm trạng nào.
- Các loại rối loạn lo âu thường gặp
- Rối loạn lo âu xã hội xảy ra như thế nào?
- Sumiko 20mg là thuốc gì?