17-01-2024 14:07

Chống lại sự kiệt quệ của gia đình trong cuộc khủng hoảng COVID-19

Chống lại sự kiệt quệ của gia đình trong cuộc khủng hoảng COVID-19

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tạo ra nhiều sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống. Người lớn bị mất việc hoặc phải làm việc tại nhà, con cái chuyển sang hình thức học trực tuyến, những tương tác trực tiếp với người ngoài bị hạn chế đã làm gia tăng căng thẳng, khủng hoảng và mâu thuẫn gia đình vì Covid.

1. Sự kiệt quệ và mâu thuẫn gia đình vì Covid-19

Sau nhiều tháng chung sống với đại dịch, nhiều gia đình đang trải qua các triệu chứng kiệt sức, khủng hoảng tâm lý vì covid-19. Các cuộc hôn nhân cũng đang bị ảnh hưởng bởi không thể hòa hợp, làm nổi bật sự rạn nứt trong các mối quan hệ. Áp lực đối với các bậc cha mẹ đơn thân cũng đặc biệt cao. Sự kiệt quệ của gia đình trong cuộc khủng hoảng Covid-19 được thể hiện qua một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Cảm thấy kiệt sức về thể chất hoặc cảm xúc;
  • Không thể xử lý các công việc thông thường;
  • Dễ dàng cảm thấy khó chịu và tức giận, cáu gắt.

Cách ly xã hội quá lâu, các gia đình dành hầu hết thời gian ở nhà cùng nhau có thể khiến tình trạng mâu thuẫn, kiệt quệ ngày càng tăng, đặc biệt là đối với những ông bố bà mẹ đơn thân. Dành thời gian ở nhà với con cái 24/7, cha mẹ cảm thấy quá tải và không thể đảm đương được những nhiệm vụ cơ bản nhất. Một lý do góp phần vào thực trạng này là sự thất vọng của các bậc phụ huynh khi thấy cuộc sống của họ khác quá xa so với trước đây. Một số cha mẹ nhìn vào sự tương phản giữa cuộc sống của họ trước covid-19, vai trò hiện tại của họ và cảm thấy thất vọng sâu sắc. Thậm chí một số bậc cha mẹ trở nên tê liệt và xa cách về mặt tình cảm với con cái.

2. Những gia đình nào có nguy cơ khủng hoảng tâm lý vì covid?

Không phải tất cả các bậc cha mẹ đối phó với đại dịch Codid-19 đều trải qua tình trạng kiệt quệ trong gia đình, nhưng có một số yếu tố nguy cơ sau cần lưu ý:

  • Những bậc cha mẹ mong muốn nuôi dạy con cái theo những tiêu chuẩn có phần hơi phi lý sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Những người dễ tức giận hoặc nhanh chóng thất vọng, cha mẹ đơn thân và không nhận được hỗ trợ tinh thần cũng dễ bị khủng hoảng tâm lý vì covid.
  • Ngoài ra, những trẻ em có nhu cầu đặc biệt hoặc có các vấn đề về thể chất, cảm xúc và sự phát triển có thể cảm thấy bị choáng ngợp, từ đó dẫn đến mâu thuẫn gia đình vì Covid.
  • Những bậc cha mẹ phải làm việc tại nhà trong thời gian dịch bệnh cũng có thể có nguy cơ kiệt sức. Áp lực khi làm việc tại nhà trong khi chăm sóc con cái có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, những người phải lên văn phòng để làm việc cũng không tránh khỏi tình trạng này, họ phải đi làm xa và để con cái cho người khác chăm sóc, do đó áp lực có thể còn dữ dội hơn.
mâu thuẫn gia đình vì Covid
Nhiều bậc cha mẹ có thể xẩy ra mâu thuẫn gia đình vì Covid

3. Mâu thuẫn gia đình vì covid có những tác động bất lợi gì?

3.1. Những bất lợi mà các bậc cha mẹ đơn thân phải đối mặt

Đối với những ông bố bà mẹ đơn thân trong đại dịch Covid, không có người bạn đời để ủng hộ, chia sẻ trách nhiệm sẽ dễ dẫn đến kiệt sức và khủng hoảng tâm lý. Một trong những dấu hiệu sớm nhất của sự kiệt sức là bạn trở nên ít sự kiên nhẫn hơn và dễ nổi giận, cáu kỉnh với con cái. Ngoài ra, áp lực từ công việc và nỗi lo tài chính nếu chẳng may gặp trục trặc trong công việc càng làm trầm trọng thêm tình trạng kiệt sức.

3.2. Sự kiệt quệ của gia đình có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ lãng mạn

Những tháng ngày ở cùng nhau trong khi cách ly cũng có thể gây căng thẳng cho các mối quan hệ vợ chồng. Một bài báo gần đây của Forbes đã báo cáo về một cuộc khảo sát cho thấy chỉ 18% người được hỏi hài lòng với sự giao tiếp của đối phương trong các mối quan hệ kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tác động đến hôn nhân và các mối quan hệ lãng mạn được coi là một hậu quả của đại dịch COVID-19. Trong thời điểm căng thẳng cao độ, không phải lúc nào ở cùng nhau cũng là điều tốt nhất, nhiều người sẽ cần một không gian yên tĩnh và lấy lại sự tỉnh táo cần thiết để giải quyết mối bất hòa trong hôn nhân.

3.3. Không chỉ cha mẹ và người lớn, trẻ em cũng có thể cảm thấy kiệt sức

Một cuộc khảo sát gần đây ở Ý cho thấy trẻ em đang phải trải qua những tác động tâm lý do hậu quả của việc cách ly xã hội quá lâu. Chúng trở nên cáu kỉnh hơn, khó ngủ và nhiều trẻ đang phát triển chậm lại. So với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên có thể dễ bị kiệt sức hơn do khối lượng công việc học tập cao hơn, nhu cầu tương tác với bạn bè nhiều hơn và xung đột với cha mẹ thường xuyên hơn. Tất cả các bậc cha mẹ cần thực hiện các giải pháp để ngăn chặn tình trạng kiệt sức của gia đình hoặc giải quyết vấn đề khi nó phát sinh. Hãy để ý các dấu hiệu trầm cảm, tâm trạng sa sút, các hành vi chống đối, gián đoạn giấc ngủ hoặc xung đột của con cái. Đó có thể chỉ là khởi đầu cho những hành vi nghiêm trọng hơn nếu bạn không phát hiện kịp thời.

4. Chống lại sự kiệt quệ của gia đình trong cuộc khủng hoảng COVID-19

May mắn thay, có nhiều cách hiệu quả để đối phó với tình trạng kiệt quệ gia đình. Khi chúng ta vượt qua những thách thức của đợt bùng phát COVID-19, tất cả các bậc cha mẹ cần phải lưu ý đến những nguy cơ và dấu hiệu kiệt quệ của các thành viên trong gia đình. Sự mâu thuẫn gia đình vì covid sẽ ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Vì vậy, hãy kiểm tra sức khỏe tinh thần, thể chất của bạn và cả gia đình để phát hiện kịp thời những rạn nứt trong mối quan hệ gia đình.

4.1. Hãy thoát khỏi kỳ vọng của bản thân

Bạn không cần phải giảm kỳ vọng của mình đối với bản thân hoặc con cái mặc dù hoàn cảnh của bạn đã thay đổi. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi những kỳ vọng đó và tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho bạn và gia đình bạn. Hãy nhớ rằng không có cái gọi là cha mẹ hoàn hảo.

4.2. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nuôi dạy con cái trong thời kỳ đại dịch là một công việc toàn thời gian. Bạn đừng quên cho phép bản thân nghỉ giải lao sau quãng thời gian căng thẳng. Chỉ 15p ngồi nhâm nhi một tách trà, thưởng thức một quyển sách hay nghe một bản nhạc sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng sau những giây phút mệt mỏI.

4.3. Giữ gìn sức khỏe để vượt qua khủng hoảng tâm lý vì covid

Sức khỏe là nền tảng của một cuộc sống cân bằng, hạnh phúc. Do đó đừng mải mê lao đầu vào công việc mà bỏ bê sức khỏe của chính mình. Bạn hãy tập trung vào việc ăn uống lành mạnhtập thể dục, hạn chế sử dụng rượu, nicotin và các chất kích thích khác.

4.4. Chấp nhận cảm xúc của bản thân

Bạn không thể quản lý căng thẳng một cách hiệu quả bằng cách gạt bỏ nó. Vì vậy, hãy học cách chấp nhận cảm xúc của bạn và để sự căng thẳng từ từ lắng dịu. Đừng quá bận tâm vào nó mà hãy tiếp tục tham gia vào các công việc hàng ngày. Ngoài ra, cả gia đình có thể thử tham gia thực hành các bài tập thiền chánh niệm để đối phó với căng thẳng và lo lắng.

Thiền chánh niệm giúp bạn đối phó với khủng hoảng tâm lý vì covid
Thiền chánh niệm giúp bạn đối phó với khủng hoảng tâm lý vì covid

4.5. Quan tâm hơn đến con cái

Đừng ngần ngại để con cái nhận thức được sự thay đổi cảm xúc của bạn. Nếu có thể hãy chia sẻ cảm giác của mình với con và cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Bạn cùng bọn trẻ ở nhà cả ngày, hãy tìm những cách sáng tạo để khiến con bận rộn bằng cách cho chúng tham gia vào các dự án, công việc nhà và các hoạt động giáo dục khác. Khi đối phó với những hành động ngỗ ngược của con trẻ, cha mẹ hãy thử cách động viên và bảo ban bằng những lời lẽ tích cực thay vì trừng phạt con bằng đòn roi.

4.6. Thả lỏng và thử sống chậm lại

Hãy chậm lại và dành một chút thời gian để tự hỏi bản thân xem bạn cần gì hay cảm thấy như thế nào? Đừng để khủng hoảng hủy hoại bạn và gia đình bạn. Cố gắng giữ bình tĩnh, nhìn nhận mọi vật xung quanh một cách chậm rãi và sâu sắc có thể khiến bạn ngộ ra nhiều giải pháp trong giai đoạn khó khăn này.

4.7 Tìm kiếm sự giúp đỡ

Khi các triệu chứng kiệt sức ở mức trung bình đến nghiêm trọng, hãy cân nhắc việc tham khảo ý kiến ​​chuyên môn từ các bác sĩ trị liệu tâm thần. Mặc dù dịch COVID-19 khiến cho việc tìm kiếm sự trợ giúp về y tế trở nên khó khăn hơn. Nhưng trên thực tế, bạn có thể dễ dàng nhận được sự trợ giúp từ các chương trình chăm sóc sức khỏe từ xa của bệnh viện hay của cộng đồng. Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay cả những chuyên khoa khác đều sẵn lòng cho các cuộc thăm khám sức khỏe từ xa trong giai đoạn đại dịch, do đó đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tình trạng mâu thuẫn gia đình và khủng hoảng tâm lý vì Covid-19 khá phổ biến hiện nay. Các bậc cha mẹ cần quan tâm chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, trở thành tấm gương tốt để con cái noi theo. Một gia đình khỏe mạnh, các thành viên hòa thuận, hạnh phúc chính là liều thuốc tốt nhất để cùng nhau vượt qua đại dịch.

Nguồn tham khảo: mcleanhospital.org, healthline.com, ncbi.nlm.nih.gov

XEM THÊM:
  • 18 bí mật giúp cuộc sống dài lâu hơn
  • Trẻ có dấu hiệu hay la hét, khóc, đánh người thân có phải là khủng hoảng tuổi lên 3 không?
  • Vai trò của chăm sóc, điều trị tâm lý cho người bệnh ung thư

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan