17-01-2024 12:49

Cho trẻ bú nằm có bị sặc không?

Cho trẻ bú nằm có bị sặc không?

Việc đặt trẻ nhỏ ở tư thế ăn, uống không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc, nôn trớ... Vì vậy, tư thế cho trẻ bú cần phù hợp và đúng cách, đặc biệt là hạn chế cho trẻ bú nằm vì dễ gây sặc, trào ngược dạ dày thực quản.

1. Vai trò của sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ. Kết quả các nghiên cứu cho thấy trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu có hệ miễn dịch và sức đề kháng cao hơn các trẻ đồng trang lứa.

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo từ các chuyên gia người mẹ sau khi sinh nên cho con bú ngay để giúp trẻ được hấp thu dòng sữa mẹ đầu đời giàu chất dinh dưỡng, gắn kết tình mẫu tử và kích thích sữa mẹ được tiết nhiều hơn. Tư thế cho trẻ bú cần phù hợp và đúng cách, đặc biệt là hạn chế cho trẻ bú nằm vì dễ gây sặc, nôn trớ... Trong 6 tháng đầu đời trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp, viêm màng não và nhiễm trùng tai. Bởi sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, sữa non từ mẹ giúp ngăn ngừa nguy cơ vàng da sơ sinh và tống phân su ra ngoài nhanh hơn. Thời gian duy trì cho trẻ bú sữa mẹ nên đến khi trẻ 24 tháng tuổi.

2. Cho trẻ bú nằm có bị sặc không?

Sặc là tình trạng tối cấp cứu có độ nguy hiểm cao và thường gặp ở trẻ em giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi. Việc đặt trẻ nhỏ ở tư thế ăn, uống không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc, nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày – thực quản.

Tư thế bú không đúng cách dễ dẫn đến nguy cơ sặc, nôn trớ... Vì vậy nhiều bậc cha mẹ thường thắc mắc rằng việc cho trẻ bú nằm có ảnh hưởng gì không hoặc cho trẻ sơ sinh nằm bú bình được không?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, cha mẹ cho trẻ bú nằm ngửa dễ dẫn đến nguy cơ sặc sữa vào khí quản hoặc phế quản gây ngạt thở, trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến đột tử. Bên cạnh đó, một số tư thế khác có thể gây sặc, nôn trớ ở trẻ như kê bình sữa vào gối cho trẻ tự bú; đặt trẻ ở trên ghế lồi – lõm làm cho trẻ luôn ở tư thế ngửa đầu; cho trẻ bú khi đang khóc...

Trong trường hợp trẻ bị sặc khi bú sữa, mẹ cần xử trí nhanh nhẹn theo nguyên tắc sau:

  • Ấn ngực, vỗ lưng: Mẹ dùng lòng bàn tay vỗ 5 cái vào lưng trẻ (vị trí giữa 2 xương bả vai) nhằm mục đích tăng áp lực lồng ngực, tống dị vật ra ngoài. Trường hợp trẻ vẫn còn triệu chứng khó thở, cha mẹ cần đặt trẻ nằm ngửa lên mặt phẳng cứng, sử dụng 2 ngón tay trỏ ấn xuống nửa dưới của xương ức, lặp lại như vậy 5 – 10 lần đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
  • Thông đường thở: Cha mẹ dùng miệng hút mạnh vào miệng, mũi trẻ và cố gắng hút sạch sữa đọng ở họng và mũi (miệng trước, mũi sau) trong thời gian ngắn nhất có thể. Các bước cần được thực hiện nhanh để tránh nguy cơ sữa vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
cho trẻ bú nằm
Hạn chế cho trẻ bú nằm vì dễ gây sặc, nôn trớ...

3. Tư thế cho trẻ bú đúng cách

3.1. Tư thế ngồi

Thời gian cho mỗi cữ bú của trẻ kéo dài khoảng 30 phút, vì vậy mẹ nên chọn tư thế ngồi có điểm dựa thoải mái và đảm bảo theo nguyên tắc sau:

  • Trẻ bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng bên để đỡ bé.
  • Mẹ cần đảm bảo 3 điểm mông – lưng – đầu của trẻ nằm trên một đường thẳng, bé được đặt nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực mẹ sao cho bụng mẹ chạm bụng bé, mặt bé chạm ngực mẹ.

Tư thế được sử dụng phổ biến nhất là mẹ ôm trẻ vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung vững chắc. Đây cũng là cách cho trẻ bú nằm không bị nôn trớ, sặc hay trào ngược dạ dày.

3.2. Tư thế nằm nghiêng

Đối với tư thế này thì mẹ có thể nằm trên giường và cho trẻ nằm nghiêng bên cạnh để bú. Tuy nhiên đối với phụ nữ mới sinh nên tập ngồi dậy và đi lại để giúp lưu thông khí huyết, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và sớm cho trẻ bú ở tư thế ngồi.

3.3. Tư thế bú song sinh

Đối với hai bé song sinh thì chế độ cho trẻ bú cùng lúc sẽ giúp tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ. Tư thế bú được thực hiện như sau:

  • Hai bé được đặt song song hai bên hông của mẹ, chân của bé được đặt sau lưng mẹ, đầu hướng về phía trước, mặt áp vào đầu vú mẹ.
  • Mẹ có thể dùng gối chữ U hoặc khăn lót dưới để giúp nâng đỡ người bé và mẹ đỡ mỏi tay, tuy nhiên không để người bé tựa hoàn toàn xuống gối.
  • Mặc dù sinh đôi nhưng sức bú của hai bé là khác nhau. Vì vậy, mẹ nên để bé yếu hơn trong ngậm bắt vú mẹ bú trước, sau khi ổn định thì cho bé mạnh hơn bú.
  • Vị trí bú của hai bé nên được thay đổi nhằm giúp lượng sữa ở hai bầu ngực của mẹ được tiết ra đều hơn, giúp mắt bé hoạt động tốt hơn và đầu vú không bị chênh lệch.
cho trẻ bú nằm
Cha mẹ cho trẻ bú nằm ngửa dễ dẫn đến nguy cơ sặc sữa vào khí quản hoặc phế quản gây ngạt thở

Tóm lại, sặc là tình trạng tối cấp cứu có độ nguy hiểm cao. Việc cho trẻ bú nằm ngửa là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc, nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày – thực quản. Do đó, mẹ cần cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

XEM THÊM:
  • Mẹ cần biết: Một số cảnh báo bệnh khi trẻ nôn
  • Nôn trớ và cách xử lý nôn trớ ở trẻ
  • Các yếu tố dễ gây sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan