Đậu bắp là một trong những loại quả có chứa nhiều chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm ngăn ngừa táo bón, kiểm soát lượng đường huyết và phòng bệnh trĩ,... Vậy cho trẻ ăn đậu bắp có được không?
1. Trẻ ăn đậu bắp có tốt không?
“Cho trẻ ăn đậu bắp được không?” luôn là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc khi có con bước vào độ tuổi ăn dặm hay con đã bắt đầu biết tập ăn. Đối với sức khỏe của trẻ nhỏ thì việc cho trẻ ăn đậu bắp sẽ mang lại những tác dụng rất tốt, ví dụ như:
1.1 Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa
Đậu bắp là một loại quả có chứa nhiều chất xơ hòa tan và cả chất xơ không hòa tan. Những loại chất xơ này sẽ giúp cho thức ăn của trẻ dễ dàng tiêu hóa, ngoài ra chất xơ từ rau củ quả sẽ giúp làm sạch những chất cặn bã có trong đường ruột khi trẻ đi vệ sinh. Đậu bắp có chứa một hàm lượng nước lớn giúp bổ sung nước cần thiết cho hệ tiêu hóa, từ đó phòng ngừa được tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, chất nhớt có trong đậu bắp giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời giúp cho dạ dày co bóp được bôi trơn và cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
1.2 Giúp bổ mắt và tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch của trẻ
Trẻ em thường hay bị sốt do thay đổi thời tiết hoặc do virus, vi khuẩn xâm nhập. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp trẻ có được hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt hớn. Theo một nghiên cứu của y học hiện đại, trong thành phần của đậu bắp có chứa nhiều vitamin A giúp trẻ sáng mắt. Đồng thời, vitamin C trong đậu bắp giúp chắc xương và phòng ngừa loãng xương, đặc biệt vitamin C cũng hỗ trợ cho cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
1.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, phòng ngừa ung thư
Đậu bắp có chứa một hàm lượng magie cao giúp điều hòa đường huyết ổn định, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch ví dụ như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư trên thế giới thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư là do thiếu hàm lượng magie trong cơ thể.
1.4 Giảm cholesterol trong máu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết mối liên kết trong thành phần của đậu bắp và cholesterol có trong máu, những thành phần có trong đậu bắp sẽ lấy bớt cholesterol trong máu và thải qua đường tiêu hóa.
1.5 Hỗ trợ chắc xương và phát triển thể chất cho trẻ nhỏ
Hàm lượng lớn vitamin C có trong đậu bắp sẽ giúp chuyển hóa chất canxi cho xương, qua đó giúp xương phát triển chắc khỏe. Đặc biệt đối với những trẻ thường xuyên ở trong nhà ít phơi nắng dẫn tới tỷ lệ hấp thụ Vitamin D thấp, nên việc bổ sung vitamin C rất cần thiết.
1.6 Phát triển thể chất
Đậu bắp có giàu dinh dưỡng không? Đậu bắp là một nguồn cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau ví dụ như vitamin A, vitamin B, vitamin C, niacin, thiamin, vitamin E và folate. Những vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần đối với trẻ. Các loại vitamin và chất khoáng như kali, canxi, megie, photpho, kẽm và sắt cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
2. Cách chế biến món ăn từ đậu bắp cho trẻ
2.1 Cháo tôm đậu bắp
Nguyên liệu để nấu món cháo tôm đậu bắp bao gồm:
- 2 con tôm xay nhỏ
- 30 gam cháo
- 2 trái đậu bắp xay nhỏ
- Các loại gia vị cần thiết
Sau khi sơ chế tôm sạch sẽ thì cho xay nhuyễn hoặc thái nhỏ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Tiếp theo đem tôm và đậu bắp xào với gia vị thêm đậm đà. Đến khi đã ngấm gia vị và chín đều thì trộn đều vào cháo, sau đó đun nhỏ lửa, khuấy đều. Múc ra bát cho nguội và cho trẻ thưởng thức.
2.2 Cháo cá hồi đậu bắp
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo cá hồi đậu bắp bao gồm:
- 2 trái đậu bắp rửa sạch được xay nhỏ.
- 2 gam cá hồi đã được lọc lớp da và xương
- 30 gam cháo
Cách sơ chế rất đơn giản, các mẹ hãy trộn cá với đậu bắp cùng với gia vị kèm theo. Ướp trong khoảng thời gian 10 phút và sau đó đem xào chín cho ngấm da vị. Trộn cá đã được xào chín với cháo, sau đó quậy đều. Múc ra bát và cho trẻ thưởng thức.
Tóm lại, đậu bắp là một trong những loại quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bé ăn đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng khác nhau từ đậu bắp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển toàn diện.
Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
- Quả đậu bắp ăn có tác dụng gì?
- Thành phần dinh dưỡng đậu nành, đậu bắp, đậu đỏ, đậu đen
- Đậu: Siêu thực phẩm giàu protein