17-01-2024 11:37

Chiếu đèn vàng da: Làm thế nào cho đúng, hiệu quả?

Chiếu đèn vàng da: Làm thế nào cho đúng, hiệu quả?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Liên Anh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vàng da ở trẻ sơ sinh hay vàng da em bé là hiện tượng rất thường gặp, xảy ra khi nồng độ Bilirubin máu tăng cao thấm vào da và tổ chức gây nên vàng da, vàng niêm mạc. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh hầu như xảy ra với tất cả trẻ mới sinh và xuất hiện vào khoảng ngày thứ 2 sau sinh.

Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân khác gây hiện tượng vàng da em bé hơn bình thường, nguy cơ là do máu tích tụ nhiều Bilirubin, làm gia tăng hậu quả có thể xảy ra với trẻ nếu không được can thiệp sớm. Biện pháp thường áp dụng cho hiện tượng vàng da em bé bệnh lý là chiếu đèn vàng da.

Chiếu đèn vàng da là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay dùng để điều trị vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Phương pháp chiếu đèn vàng da sử dụng ánh sáng trắng hoặc xanh với bước sóng từ 400-480 nm để chiếu vào cơ thể của trẻ sơ sinh, thấm qua lớp da rồi đến lớp mỡ dưới da chuyển Bilirubin gián tiếp thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước, không gây độc cho trẻ và có thể đào thải qua con đường gan hoặc thận.

Ánh sáng liệu pháp chiếu đèn vàng da giúp:

  • Bilirubin trong máu của trẻ đào thải qua đường nước tiểu;
  • Hiện tượng vàng da em bé sẽ giảm nhanh chóng;
  • Ngăn cản Bilirubin xâm nhập vào hệ thần kinh (làm tổn thương não).

Quy trình kỹ thuật chiếu đèn vàng da sơ sinh bao gồm:

  • Chuẩn bị, thông báo cho người nhà bé;
  • Khám - đánh giá tất cả những cơ quan của trẻ sơ sinh;
  • Đánh giá mức độ vàng da em bé;
  • Đảm bảo vệ sinh vô khuẩn, ấm, thoáng khi tiến hành phương pháp chiếu đèn vàng da;
  • Che mắt trẻ lại bằng mảnh vải tối màu;
  • Dùng bỉm che bộ phận sinh dục của trẻ lại để hạn chế tình trạng teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này;
  • Bộc lộ toàn bộ cơ thể trẻ để đảm bảo ánh sáng chiếu đèn vàng da vào cơ thể trẻ được nhiều nhất;
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi chiếu đèn vàng da, tốt nhất là bú sữa mẹ
  • Đặt trẻ vào lồng ấp ở vị trí trung tâm ánh sáng;
  • Bật công tắc đèn chiếu đèn vàng da và điều chỉnh nhiệt độ máy chiếu đèn vàng da phù hợp với nhiệt độ của cơ thể trẻ;
  • Thay đổi tư thế trẻ mỗi 2-4 giờ;
  • Kiểm tra nồng độ Bilirubin máu liên tục 12-24 giờ/lần để quyết định thời gian chiếu đèn vàng da.

Trong quá trình chiếu đèn vàng da, màu sắc da của trẻ sẽ thành xanh tím, trẻ được theo dõi liên tục các chỉ số: Mạch, nhịp thở, nhịp tim, bão hòa oxy...

Sau đó, cần phải theo dõi những yếu tố của trẻ như cân nặng, chế độ dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vàng da em bé, triệu chứng về thần kinh, nồng độ đường huyết, nồng độ Bilirubin máu, điện giải để kịp thời phát hiện những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da và kịp thời xử lý.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây
XEM THÊM:
  • Trẻ bị vàng da sau sinh, phải làm thế nào?
  • Trẻ có chỉ số vàng da bao nhiêu là bình thường?
  • Những dấu hiệu gan có vấn đề

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan