Mục lục
Bài viết của Cử nhân Nguyễn Thị Nhiễn - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Ở mỗi trẻ có kỹ năng và tiềm năng rất khác nhau. Con của bạn có thể có những kỹ năng ở giai đoạn này và những kỹ năng ở giai đoạn khác trong cùng một thời điểm. Điều quan trọng là cha mẹ cần xác định xem con của mình đang có nhiều kĩ năng hơn ở giai đoạn nào và những kỹ năng gì cha mẹ cần phát triển cho con mình ở giai đoạn tiếp theo.
1. Các giai đoạn phát triển giao tiếp ở trẻ
1.1 Giai đoạn trẻ giao tiếp chưa có chủ ý
Đây là giai đoạn trẻ chú ý và quan tâm đến các kích thích từ môi trường xung quanh như: Tiếng của người chăm sóc, các âm thanh, tiếng động của đồ vật. Trẻ có khả năng:
Hiểu | Diễn đạt |
Nhìn khi người khác nói, cười Đôi khi phản ứng khi nghe gọi tên trẻ Quay về hướng có âm thanh Nhận ra giọng nói quen thuộc Hiểu cử chỉ quen thuộc: “bye bye, vẫy tay, không” | Tiếng khóc khác nhau khi: Đói, đau, mệt Nhìn vào người/ vật trẻ thích Chơi với âm thanh “iii”, “aaa” Tạo âm thanh “iiii, aaa, baba, măm măm khi hóng chuyện Bắt chước âm thanh nghe được hoặc hành động đơn giản Nhắm mắt hay quay đầu khi trẻ không muốn |
>>> Sự phát triển thần kinh, vận động bình thường ở trẻ em 5-15 tuổi
1.2 Giai đoạn trẻ giao tiếp có chủ ý
Đây là giai đoạn trẻ hiểu được các từ quen thuộc trong bối cảnh. Sử dụng nhiều cử chỉ điệu bộ hơn, bắt đầu giao tiếp, bắt chước tạo âm thanh giống như từ. Chủ động trong việc khởi đầu và kết thúc với người khác. Trẻ có khả năng:
Hiểu | Diễn đạt |
Đáp ứng khi được gọi tên Hiểu tên đồ vật, quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày: bát, thìa, bàn,.. Đáp ứng với câu hỏi: ai?, cái gì? Hiểu yêu cầu một thành phần kèm cử chỉ: “ tạm biệt”, “ lại đây” Hiểu từ “cho” và thường xuyên ngừng lại hoạt động khi nghe từ “không” | Kéo tay người lớn đến vật mà trẻ muốn Nhìn, chỉ về phía đồ vật trẻ muốn và nhìn lại bạn Yêu cầu bằng cách nhìn, cười, cử động cơ thể tạo ra âm thanh Bập bẹ “bababa”, “mamama” một cách có ý nghĩa Nói “mama”, “baba”, “măm măm” một cách có ý nghĩa , ví dụ nói “mama”để gọi mẹ Tạo âm thanh giống như từ : ước (nước), ơm (cơm) Dung cử chỉ như gật đầu để đồng ý, lắc đầu từ chối hoặc vẫy tạm biệt |
>>> Những cách để khuyến khích trẻ ít nói giao tiếp nhiều hơn
1.3 Giai đoạn trẻ nói từ đơn
Là giai đoạn trẻ hiểu các từ khóa trong một câu ở bối cảnh quen thuộc. Sử dụng nhiều từ đơn hơn, nói nhiều từ quen thuộc để diễn đạt nhu cầu cá nhân. Trẻ có khả năng:
Hiểu | Diễn đạt |
Biết bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay hay đồ vật: đồng hồ, tivi Hiểu thêm từ mới mỗi tuần Hiểu cụm từ với từ khóa nằm giữa câu “con lấy áo cho mẹ”, “Bi ăn cơm” Làm theo yêu cầu một thành phần không kèm cử chỉ “ngồi lên ghế”, cầm muỗng lên”, “chào cô” Hiểu câu hỏi : có/không như: “con ăn chuối không?”, “ăn thêm không” Biết nhiều tên người thân, đồ vật, con vật | Dùng lời nói nhiều hơn Bắt chước âm thanh: tiếng kêu con vật, tiếng còi xe Bắt chước nói từ Dùng được từ 3-50 từ đơn Sử dụng động từ: ăn, ngủ, uống Chỉ đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu Đưa ra yêu cầu bằng cách dung cử chỉ, từ ngữ Dung nhiều cử chỉ, điệu bộ |
>>> Sự phát triển về nhận thức xã hội của trẻ
1.4 Giai đoạn trẻ nói từ kết hợp- câu
Là giai đoạn trẻ bắt đầu sử dụng từ đôi, các câu ngắn trong giao tiếp với nhiều từ vựng trong các tình huống khác nhau. Trẻ có khả năng:
Hiểu | Diễn đạt |
Hiểu thêm từ mới mỗi ngày Có thể hiểu đươc câu hỏi: Ở đâu?, khi nào?, tại sao? Làm theo yêu cầu hai thành phần “ lấy điện thoạn đưa cho ba” Biết nhiều bộ phận cơ thể hơn: má, cằm, rang, ngón chân” Hiểu đại từ sở hữu: “ của con” “của mẹ” Hiểu giới từ và tính từ: trong, ngoài, trên, dưới, lớn, nhỏ Hiểu được câu chuyện đơn giản | Nói ít nhất 50 từ Biết đặt hoặc trả lời câu hỏi : “ai, cái gì, ở đâu Nói câu 2-3 từ: ăn cơm, đi ngủ, con uống nước Dùng tên riêng khi nói về mình : “Bi ăn”, “cho Bi”, “Bi xin” Sử dụng đại từ sơ hữu “của con”, “của mẹ” Sử dụng một vài tính từ: xinh, đẹp, bẩn, sạch Nói về chuyện đã hoặc sắp xảy ra Biết bày tỏ cảm xúc, giả vờ |
>>> Làm cách nào để phát triển ngôn ngữ khi chơi cùng con?
2. Các chiến lược giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp
Hiểu được các giai đoạn phát triển giao tiếp của trẻ, cha mẹ cần có những chiến lược riêng giúp con phát triển khả năng giao tiếp. Trong đó cha mẹ có thể sử dụng đến các chiến lược sau: Thiết lập tương tác; Tạo cơ hội giao tiếp; Kích thích ngôn ngữ.
2.1 Thiết lập tương tác
Ngồi ngang tầm mắt với trẻ:
- Để trẻ nhìn được nét mặt, ánh mắt, cử động miệng khi cha mẹ nói. Cha/ mẹ có thể ngồi xuống, sao cho mắt ngang tầm mắt của trẻ.
- Chú ý đến trẻ và cho trẻ thêm thời gian để bắt đầu giao tiếp.
Bắt chước:
Cha mẹ có thể bắt chước các hoạt động, các âm thanh, cách thể hiện nét mặt hoặc các từ cửa trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy thú vị và chú ý hơn đối với chúng ta khi chúng ta bắt chước lại trẻ. Đôi khi trẻ sẽ bắt chước lại chúng ta khi chúng ta bắt chước các hành động của nó. Đối với những trẻ thờ ơ với cuộc chơi thì kĩ năng này tỏ ra hiệu quả để kéo trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ta khởi xướng.
>>> Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đồ ăn
- Luân phiên (lần lượt):
Trong cuộc chơi, cha mẹ sẽ phải đáp ứng với trẻ và ngược lại và trẻ cũng phải đáp ứng lại với cha mẹ. Đó là sự luân phiên trong giao tiếp. Chính nhờ điều này mà hai người có thể trao và nhận được thông tin. Lượt giao tiếp có thể chỉ là cái nhìn, âm thanh, cử chỉ, một từ, một câu, thậm chí là cả một câu chuyện hay bao gồm tất cả các thứ đó.
- Lắng nghe:
Chúng ta chú ý những gì trẻ đang nói để có thể trả lời chính xác. Khi chúng ta lắng nghe trẻ với một thái độ quan tâm, trẻ sẽ cảm thấy những gì trẻ nói là quan trọng và điều đó khuyến khích trẻ duy trì cuộc trò chuyện. Đối với trẻ có khó khăn về giao tiếp, đôi lúc những lời nói và hành động của trẻ dường như là không có nghĩa nhưng thực tế chúng đều mang một ý nghĩa nào đó. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục lắng nghe, trẻ sẽ có cảm giác chúng ta hiểu chúng nhiều hơn và chúng sẽ thể hiện tốt hơn. Nếu chúng ta không thật sự chú ý lắng nghe trẻ nói thì chúng ta sẽ không duy trì được cuộc giao tiếp với trẻ. Cha mẹ hoàn toàn có thể tạo ra một cuộc giao tiếp nếu chú ý vào những điều trẻ nói. Trẻ luôn mong muốn được chia sẻ với mọi người. Nếu cha mẹ thường xuyên quan sát, lắng nghe và chờ đợi cơ hội cho trẻ, cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp.
2.2 Tạo cơ hội giao tiếp
- Để đồ vật “trong tầm nhìn, ngoài tầm với” của trẻ: Khi trẻ nhìn thấy đồ vật nhưng không với được, cha mẹ hãy chờ trẻ hỏi (bằng cách nhìn, cử chỉ, phát ra âm thanh hay sử dụng từ) rồi đưa cho trẻ và gọi tên đồ vật đó.
- Chia thành từng phần nhỏ: Cho trẻ một ít, sau đó chờ trẻ xin thêm, rồi cha mẹ đưa và gọi tên, cứ như thế lặp lại hoạt động liên tục.
- Chọn lựa: Cha mẹ bày ra trước mặt trẻ hai vật, chờ cho trẻ chọn rồi đưa cho trẻ và gọi tên đồ vật được chọn.
- Cố ý làm sai: Cha mẹ có thể giả vờ làm sai, sau đó chờ trẻ phản ứng bằng cách nhìn, dung cử chỉ âm thanh, hay sử dụng từ, cuối cùng cha mẹ làm hoạt động đúng và gọi tên.
>>> Ngôn ngữ - Lời nói - Giao tiếp và cách nhận biết trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ
2.3 Kích thích ngôn ngữ
- Làm mẫu: Cha mẹ nói rõ, chậm, dung từ phù hợp với mức độ của trẻ. Thêm từ mới và mở rộng câu.
- Lặp lại: Nói các từ. câu mà cha mẹ muốn trẻ nói nhiều lần.
- Làm nổi bật từ then chốt: Khi nói, cha mẹ ngừng một chút, nhấn mạnh và nói rõ nhằm làm nổi bật từ, cụm từ mà cha mẹ muốn trẻ học.
- Nói về những gì đang diễn ra: Cha mẹ có thể miêu tả hoạt động mà cha mẹ và trẻ đang làm, bình luận hành động bằng các câu ngắn.
- Điền vào chỗ trống: Cha mẹ có thể nói/ hát câu và bỏ trống từ mà cha mẹ muốn trẻ điền vào từ đó. Chờ đợi trẻ nói và đếm thầm trong 5s. Khen ngợi trẻ khi trẻ đáp ứng.
- Khuyến khích: Cha mẹ nên lắng nghe chăm chú, đáp ứng bằng lời nói và cử chỉ để trẻ biết mình đang được chú ý. Khen mọi nỗ lực và sự cố gắng của trẻ.
Việc dạy ngôn ngữ cho trẻ em thông qua các hoạt động hằng ngày vô cùng hiệu quả mà lại rất tự nhiên. Các hoạt động hằng ngày có thể kể đến như: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, đưa đón trẻ đi học, đi dạo, đi công viên, vui chơi giải trí, đi ngủ.
- Dạy ngôn ngữ cho trẻ như thế nào?
- Ngôn ngữ - Lời nói - Giao tiếp và cách nhận biết trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ
- Sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ 18 tháng tuổi: Nói to và rõ ràng