Mục lục
Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Ninh - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Thận là cơ quan chính kiểm soát mức độ chính xác của kali trong máu. Tùy theo chỉ định của bác sĩ điều trị, những người dùng một số loại thuốc hoặc bị bệnh thận mãn tính có thể cần giới hạn lượng kali trong chế độ ăn uống để giúp giữ mức kali trong giới hạn bình thường.
1. Kali máu là gì?
Kali là khoáng chất được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm. Cơ thể cần kali để giúp cho tim đập đều, giúp duy trì cân bằng dịch và cho phép các dây thần kinh - cơ hoạt động bình thường.
Bình thường thì mức kali trong cơ thể của bạn sẽ được cân bằng bằng cách sử dụng thực phẩm có chứa kali và đồng thời loại bỏ lượng kali dư thừa trong nước tiểu. Tuy nhiên, những người đã mất hơn một nửa chức năng thận thì thường không thể thải đủ kali trong nước tiểu. Ở những người này, mức độ kali có thể trở nên cao hơn bình thường, gây ra tình trạng được gọi là tăng kali máu.
Mức kali được đo bằng cách lấy 1 mẫu máu từ tĩnh mạch. Mức kali máu bình thường là 3,8 đến 5 mEq L. Mức Kali máu lớn hơn 6 mEq/L hoặc nhỏ hơn 3 mEq/L được coi là nguy hiểm. Ở cơ thể người, kali máu phải được điều chỉnh để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Tăng kali máu thường không gây ra các triệu chứng đáng chú ý, ngay cả ở mức độ rất cao. Ở mức Kali máu trên 6 mEq/L, thường có những thay đổi trên điện tâm đồ và bệnh nhân có thể cảm thấy không khỏe - là triệu chứng không đặc hiệu. Ở mức Kali máu này, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như rối loạn nhịp tim, yếu cơ nghiêm trọng, liệt, thậm chí là đột tử.
2. Chế độ ăn giúp hạ kali máu
Với những người có chức năng thận bình thường thì các chuyên gia khuyên nên ăn chế độ có ít nhất 4700 mg kali mỗi ngày. Những người bị bệnh thận mãn tính trung bình đến nặng nên ăn ít hơn 3000 mg kali mỗi ngày. Các hạn chế khác nên được thực hiện dựa trên kết quả xét nghiệm và khuyến cáo của bác sĩ điều trị. Chế độ ăn giúp hạ kali máu được định nghĩa là từ 2000 - 3000 mg/ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch bữa ăn ít kali. Ví dụ 1 kế hoạch về chế độ ăn mẫu (bảng 1 và bảng 2):
Bảng 1. Chế độ ăn mấu có ít Kali
Lưu ý: Chế độ ăn mẫu này đủ calo cho những người có tầm vóc nhỏ và mức độ hoạt động ít. Những người năng động hoặc lớn hơn có thể cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng và calo. Chế độ ăn này chứa ít hơn 7% calo từ chất béo bão hòa, đáp ứng các hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) về chất dinh dưỡng.
Bảng 2. Các loại thức ăn có chứa ít Kali
Lưu ý, một phần là 1⁄2 cốc (4 ounce). Những thực phẩm này có hàm lượng kali thấp (trung bình dưới 200 mg kali trên mỗi khẩu phần ăn). Đảm bảo đo khẩu phần của từng loại thực phẩm và tính tổng lượng trong mỗi bữa ăn để duy trì chế độ ăn ít kali (ví dụ: trung bình 2000 mg kali mỗi ngày):
- Trái cây: 1 đến 3 phần trái cây ít kali mỗi ngày;
- Rau: 2 đến 3 phần rau ít kali mỗi ngày;
- Thực phẩm giàu canxi và sữa: 1 đến 2 phần ăn có hàm lượng kali thấp mỗi ngày;
- Thịt và các lựa chọn thay thế thịt: 3 đến 7 phần ăn có hàm lượng kali thấp mỗi ngày (khoảng 15% calo);
- Ngũ cốc: 4 đến 7 phần ngũ cốc ít kali mỗi ngày.
3. Làm thế nào để lựa chọn thực phẩm ít kali?
Để lựa chọn thực phẩm ít kali cho chế độ ăn giúp hạ kali máu thì mỗi người người cần:
- Đọc nhãn thực phẩm thật kỹ: Hầu như tất cả các loại thực phẩm đều chứa một số lượng kali. Vì vậy, cần chọn được thực phẩm có hàm lượng kali thấp cho chế độ ăn thông qua các nhãn thực phẩm.
- Đo lường và lưu ý về khẩu phần khi tính lượng kali trong thực phẩm: 1 khẩu phần lớn gồm những thức ăn ít lali có thể có tổng hàm lượng kali cao. Dùng điện thoại thông minh có chương trình tính trực tuyến rất thể hữu ích trong việc theo dõi ở trường hợp này.
- Nắm rõ những thực phẩm có hàm lượng kali thấp: Bạn có thể ăn thực phẩm ít kali thường xuyên. Tuy nhiên, cần chú ý kích thước của khẩu phần vì kali máu của bạn có thể nhanh chóng tăng lên nếu ăn 1 khẩu phần lớn.
- Giảm hàm lượng kali trong rau: Có thể loại bỏ kali trong một số loại rau có hàm lượng kali cao bằng quá trình “rửa trôi”. “Rửa trôi” là quá trình ngâm rau sống hoặc rau đông lạnh trong nước ít nhất 2 giờ trước khi nấu để "kéo" 1 phần kali ra khỏi thực phẩm.
- Biết được những thực phẩm có hàm lượng kali cao: Các loại thực phẩm có hàm lượng kali cao nhất bao gồm: Dưa đỏ, dưa hấu, bưởi, tất cả các loại trái cây sấy khô, nước ép trái cây, quả bơ, cà chua, khoai tây (trơn và ngọt), cải Brussels, sữa, sữa chua, đậu lăng và hầu hết các loại hạt (trừ đậu phộng).
Bảng 3. Những thức ăn có hàm lượng Kali cao
Lưu ý: 1 khẩu phần là 1⁄2 cốc (4 ounce). Những loại thực phẩm này có hơn 200 mg kali trong mỗi khẩu phần. Do vậy nên tránh hoặc ăn với số lượng rất nhỏ nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn giúp hạ kali máu.
Tài liệu tham khảo: Uptodate - Patient education: Low-potassium diet (Beyond the Basics)
- Sự khác biệt của bệnh thận mạn ở nam và nữ
- Thuốc lợi tiểu cho người bị bệnh thận mãn tính
- Ngủ kém có liên quan đến bệnh thận?