17-01-2024 12:42

Chăm sóc trẻ nhỏ trong giai đoạn dịch COVID-19 lan rộng

Chăm sóc trẻ nhỏ trong giai đoạn dịch COVID-19 lan rộng

COVID-19 có thể ảnh hưởng đến trẻ em cũng như người lớn. Mặc dù các trường hợp COVID-19 ít phổ biến hơn ở trẻ em và trẻ em thường bị nhiễm trùng nhẹ hơn người lớn nhưng việc chăm sóc trẻ mùa dịch cũng cần được chú trọng để nhằm mục tiêu giảm nguy cơ lây lan virus trong các hộ gia đình, cộng đồng.

1. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa dịch

Trong khi hầu hết các nghiên cứu về loại coronavirus mới, còn được gọi là COVID-19, tập trung vào người lớn tuổi, số lượng trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh, có thể bị nhiễm bệnh ngày càng tăng dần . May mắn thay, hầu hết trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đều không có triệu chứng hoặc bệnh nhẹ, nghĩa là chúng có triệu chứng nhẹ hoặc không. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh mắc bệnh mãn tính và trẻ sinh non có nhiều nguy cơ phải nhập viện nếu bị nhiễm vi rút.

Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh không bị bệnh nghiêm trọng do coronavirus, các bệnh về đường hô hấp - từ cảm lạnh thông thường đến COVID-19 - đều nguy hiểm ở trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh vốn có đường thở nhỏ, sẽ dễ bị ảnh hưởng của nhiễm trùng đường hô hấp hơn. Chất nhầy và tình trạng viêm làm tắc nghẽn đường thở của trẻ sơ sinh, dẫn đến khó thở và đôi khi mức oxy thấp nguy hiểm. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch non nớt của trẻ không thể chống chọi tốt với bệnh tật, khiến chúng dễ bị các biến chứng của bệnh nhiễm trùng.

Như vậy, cho đến khi trẻ sơ sinh có thể được bảo vệ trực tiếp khỏi coronavirus thông qua tiêm chủng, có những cách để chăm sóc trẻ mùa dịch cần lưu ý như sau:

  • Tiêm vắc-xin COVID có sẵn càng sớm càng tốt. Bằng cách tiêm chủng cho người lớn chăm sóc trẻ sơ sinh, nguy cơ đối với trẻ nhỏ sẽ giảm xuống.
  • Hạn chế số lần ra ngoài đi chơi, đặc biệt nếu tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng đang cao. Sử dụng các dịch vụ giao hàng và thực hiện bất cứ khi nào có sẵn.
  • Hạn chế khách đến thăm nhà. Bất kỳ người nào chưa được tiêm phòng khi đến nhà nên được yêu cầu đeo khẩu trang và hạn chế hành động ôm hôn trẻ sơ sinh.
  • Luôn tuân thủ cho con bú bằng sữa mẹ nếu có thể. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy kháng thể đối với COVID-19 trong sữa mẹ của những người được tiêm chủng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các kháng thể này có cung cấp sự bảo vệ trực tiếp cho trẻ sơ sinh sau khi tiêu thụ hay không. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn chứa tất cả các loại tế bào sống và protein để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh tật. Khi trẻ bú sữa mẹ hoặc tiêu thụ sữa mẹ, các kháng thể bảo vệ và các chất chống vi khuẩn khác phủ lên niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh, vô hiệu hóa các vi sinh vật và giúp trẻ chống lại bệnh tật. Thêm kháng thể chọn lọc coronavirus trong sữa mẹ có thể cung cấp khả năng bảo vệ nâng cao hơn chống lại COVID-19 ở trẻ sơ sinh, nhưng nghiên cứu hiện tại chưa xác nhận giả thuyết này.
  • Để người bệnh tránh xa em bé, ngay cả các anh chị em hay thành viên trong gia đình.
  • Tiếp tục thăm khám sức khỏe định kỳ cho bệnh nhi tại các văn phòng nhi khoa đảm bảo các quy định phòng chống COVID. Khi tuân thủ thăm khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể xác định và điều trị các vấn đề về tăng trưởng và phát triển, cũng như đảm bảo việc tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh được thực hiện đúng thời hạn.
chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa dịch
Cha mẹ cần chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa dịch cẩn thận và khoa học

Trong trường hợp bản thân mẹ của trẻ sơ sinh đang dương tính với COVID-19, hãy đặc biệt chăm sóc bản thân và tuân thủ việc chăm sóc trẻ như sau:

  • Đeo khẩu trang liên tục khi ở nhà và khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là ngay trước khi cho con bú.
  • Lau sạch các bề mặt thường chạm tay vào.
  • Khi có thể, hãy duy trì khoảng cách với trẻ sơ sinh trong khi không trực tiếp chăm sóc hoặc cho ăn, cho đến khi thời gian cách ly hoàn tất.
  • Tiếp tục cho trẻ uống sữa mẹ nếu có thể.

Tuy vậy, hãy nhớ rằng những người bị nhiễm coronavirus cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi mà có thể không thực hiện được việc chăm sóc trẻ mùa dịch. Tốt nhất có thể yêu cầu sự giúp đỡ và dựa vào bạn bè và gia đình đáng tin cậy trong thời gian này. Ưu tiên sức khỏe cá nhân của bản thân là một phần của việc trở thành một bậc cha mẹ thành công và an toàn cho trẻ trong tương lai.

2. Cách chăm sóc trẻ lớn hơn trong mùa dịch

Những điều quan trọng nhất cha mẹ có thể làm để chăm sóc trẻ là:

  • Tuân thủ theo các quy tắc cơ bản phòng chống COVID như đeo khẩu trang cho trẻ, rửa tay thường xuyên hay giữ khoảng cách an toàn khi đến nơi đông người. Hướng dẫn cho trẻ rửa tay phòng dịch đúng cách từng bước bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong tối thiểu 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay nhanh có chứa cồn.
  • Yêu cầu trẻ tránh chạm vào mắt, mũi và miệng nhiều lần.
  • Đảm bảo trẻ tuân thủ vệ sinh hô hấp tốt. Điều này có nghĩa là che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và vứt bỏ đúng chỗ ngay lập tức.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt trong nhà, ví dụ, tay nắm cửa, điều khiển từ xa TV và bồn cầu.
  • Dành nhiều thời gian trong nhà với các hoạt động đa dạng như vẽ tranh, đọc sách truyện, tham gia nấu ăn,..
  • Chú ý đến các triệu chứng của COVID-19 ở trẻ như ho, sốt, sổ mũi hay mất khứu giác, vị giác. Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ nêu trên, hãy cách ly trẻ với những người khác và sắp xếp một cuộc kiểm tra tầm soát.
Chăm sóc trẻ lớn bằng cách thường xuyên rửa tay giúp phòng tránh COVID-19
Chăm sóc trẻ lớn bằng cách thường xuyên rửa tay giúp phòng tránh COVID-19

3. Cách chăm sóc trẻ nếu trẻ bị sốt, ho và đau họng

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, cách chăm sóc trẻ bị sốt tốt nhất lúc này là luôn cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh và thăm khám với bác sĩ. Bác sĩ sẽ lấy tiền sử chi tiết và đưa ra đánh giá về mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh hiện tại. Chỉ khi có tiền sử tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, việc xét nghiệm COVID mới có thể được khuyến nghị. Có nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ bị sốt và đau họng có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc thông thường. Do đó, điều quan trọng là làm theo các hướng dẫn được đưa ra và cho trẻ dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa.

Tại nhà, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước, cho trẻ ăn các món lỏng, dễ nhai, dễ nuốt. Song song đó, cần liên tục theo dõi các dấu hiệu nặng cho thấy trẻ diễn tiến xấu hơn, chẳng hạn như khó thở, thở nhanh, buồn ngủ, bỏ ăn hoặc các dấu hiệu mất nước như da khô, tiểu ít. Nếu có thì ngay lập tức đưa trẻ đến phòng cấp cứu để được can thiệp kịp thời.

Tóm lại, chăm sóc trẻ mùa dịch là một thách thức cho các bậc cha mẹ. Theo đó, cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho đến chăm sóc trẻ mầm non hay trẻ lớn hơn sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt nhưng nhìn chung đều tuân theo các nguyên tắc cơ bản của phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi-rút cho cả gia đình.

XEM THÊM:
  • Vinmec bổ sung đối tượng sàng lọc là khách hàng đi – đến từ Iran và Italia
  • Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm covid-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng
  • Bản tin Corona 05/03: Khách Nhật quá cảnh tại Tân Sơn Nhất nhiễm Corona, Hàn Quốc: 5.621 ca nhiễm

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan