17-01-2024 13:21

Cha mẹ xung đột tác động tiêu cực đến trẻ thế nào?

Cha mẹ xung đột tác động tiêu cực đến trẻ thế nào?

Trong cuộc sống hôn nhân, đôi khi giữa cha mẹ xung đột với nhau là chuyện hết sức thường tình. Tuy nhiên, nếu thường xuyên để con trẻ phải chứng kiến những mâu thuẫn giữa bố mẹ có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khoẻ tinh thần và thể chất của trẻ.

1. Vì sao cha mẹ xung đột lại là vấn đề lớn?

Đôi khi, cha mẹ xung đột hoặc bất hoà là một điều khó tránh khỏi trong cuộc sống hôn nhân của nhiều gia đình. Thậm chí, nhiều cặp vợ chồng cãi vã đến mức không thể cứu vãn và lâm vào tình trạng đường cùng, không lối thoát, để rồi buộc phải ký vào tờ đơn ly hôn.

Khi cha mẹ xung đột có thể dễ dàng bộc phát cơn tức giận trong vô thức cho đối phương hoặc thậm chí là con cái. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm với những vấn đề xung đột xảy ra trong gia đình, đặc biệt là khi cha mẹ tiêu cực, thường xuyên cãi vã nhau.

Ngay cả trẻ vị thành niên dưới 19 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mâu thuẫn giữa cha mẹ trong đời sống hôn nhân. Điều này chứng tỏ rằng, dù ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh cho tới trưởng thành, đều là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi cha mẹ độc hại hoặc tiêu cực.

Theo các chuyên gia, cha mẹ xung đột thường xuyên có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến tâm lý của con trẻ do những nguyên nhân sau:

  • Mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ bị ảnh hưởng lớn: Rất nhiều gia đình khi cha mẹ xảy ra cãi vã hay chiến tranh lạnh thường không mấy để tâm hoặc dành nhiều thời gian cho con cái như trước đây. Mặt khác, tình yêu thương của cha mẹ dành cho trẻ cũng vơi đi ít nhiều hoặc thiếu ấm áp do họ còn bận khó chịu và giận dữ với người kia.
  • Tạo cảm giác lo lắng và bất an cho con trẻ: Cha mẹ xung đột là nguyên nhân khiến trẻ có cảm giác bất an, thiếu an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Trẻ phải thường xuyên đối mặt với những nỗi lo khi nào cha mẹ sẽ kết thúc “cuộc chiến”, liệu có ly hôn không, hoặc lo sợ bất kỳ trận ẩu đả nào có thể ập tới bất ngờ.
  • Tạo bầu không khí căng thẳng cho cả gia đình: Thường xuyên phải chứng kiến cảnh cha mẹ xung đột có thể khiến con cái cũng trở nên lo lắngstress. Điều này có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Thậm chí nhiều trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu và không phát triển như bình thường (đối với trẻ nhỏ).
Cha mẹ xung đột
Cha mẹ xung đột thường xuyên có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến tâm lý của con trẻ

2. Cha mẹ xung đột gây ra những tác động tiêu cực nào cho trẻ?

Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy, những trẻ có cha mẹ xung đột hoặc cãi vã thường xuyên thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc gặp các vấn đề về hành vi cao hơn so với những trẻ khác. Tuy nhiên, đây không phải là một tác động duy nhất, khi có cha mẹ độc hại, trẻ sẽ có khả năng mắc phải các tình trạng sau:

  • Suy giảm khả năng nhận thức

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phát triển trẻ em vào năm 2013 đã cho thấy, mâu thuẫn căng thẳng giữa cha mẹ có thể khiến cho khả năng nhận thức của trẻ bị suy giảm đáng kể.

Khi thường xuyên phải chứng kiến cảnh cha mẹ xung đột với nhau, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc cũng như điều khiển sự chú ý của mình. Chính vì vậy, khả năng tự giải quyết vấn đề nhanh chóng của trẻ cũng dần bị biến mất.

  • Khiến trẻ dễ mắc phải các hành vi sai trái

Tình trạng cha mẹ tiêu cực, bất hoà cũng có liên quan đến những hành vi trái pháp luật của trẻ, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, những trẻ lớn lên trong một gia đình có cha mẹ không mấy khi hoà thận thường dễ nảy sinh ra các hành vi phạm pháp và gặp nhiều khó khăn khi thích nghi với môi trường học tập.

  • Ảnh hưởng đến thái độ cư xử của trẻ

Thái độ thù địch của trẻ có thể được hình thành dân thông qua những lần xung đột hoặc cãi vã của cha mẹ. Thậm chí, trẻ có xu hướng đối xử với những người khác bằng chính cách mà chúng thấy cha mẹ cư xử với nhau.

  • Lạm dụng chất kích thích

Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, tỷ lệ trẻ sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc cần sa có xu hướng cao hơn ở những gia đình có cha mẹ xung đột thường xuyên.

  • Ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất của trẻ

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã tìm thấy mối liên hệ giữa những giảm sút trong sức khoẻ thể chất của trẻ có liên quan đến sự mâu thuẫn giữa cha mẹ. Những trẻ lớn lên trong gia đình thường xuyên cãi vã, thậm chí đánh nhau có thể dễ gặp phải các vấn đề sức khoẻ như rối loạn tiêu hoá, chán ăn, cuồng ăn, khó ngủ, đau đầu hoặc đau dạ dày.

  • Giảm sút kết quả học tập

Một số nghiên cứu khoa học khác cũng phát hiện ra rằng, khi trẻ sống trong một gia đình không hạnh phúc thường có xu hướng học tập kém hoặc bỏ học sớm. Thậm chí, nhiều trẻ dễ sa đọa, gặp các vấn đề về bạo lực học đường.

  • Có những suy nghĩ tiêu cực và bi quan về cuộc sống

Cha mẹ xung đột với nhau được xem là “đòn bẩy”, tạo tiền đề cho những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu của con trẻ. Trẻ có thể nhìn nhận bản thân và cuộc sống xung quanh theo chiều hướng tiêu cực và bi quan.

cha mẹ xung đột
Trẻ có cha mẹ xung đột hoặc cãi vã thường xuyên thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

3. Làm thế nào để giải quyết xung đột và tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ?

Cha mẹ xung đột thường ảnh hưởng lớn đến sự giáo dục, nhận thức cũng như thành công sau này của con cái trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm được những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn đến mức tối thiểu thông qua một số gợi ý sau:

  • Khi đối phương bắt đầu tỏ ra lớn tiếng hoặc hung hăng, bạn hãy im lặng và tránh tranh cãi lại. Vì cơn giận của người kia sẽ dần nguôi ngoai và biến mất theo thời gian.
  • Khi chẳng may xảy ra mâu thuẫn, tốt nhất cha mẹ nên tìm một nơi không có con trẻ để giải quyết. Cố gắng tìm tháo gỡ khúc mắc, tránh tối đa việc bới móc những lý do chỉ để chất vấn nhau.
  • Tuyệt đối không dùng bạo lực trước mặt trẻ, ngay cả trẻ dưới 1 tuổi. Hành vi vũ lực xét theo đạo đức xã hội là không thể chấp nhận được, vì nó là biểu hiện của sự yếu kém về mặt nhận thức và ngôn từ.

Trong trường hợp cha mẹ xung đột và con cái lỡ chứng kiến, tốt nhất bạn không nên cố giấu nhẹm vì cho rằng trẻ nhỏ vô tri, không cần biết. Thay vào đó, bạn nên cố gắng giải quyết mâu thuẫn và cho trẻ biết cha mẹ đã thống nhất lại với nhau về quan điểm của mình.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

XEM THÊM:
  • Trầm cảm nặng: Dấu hiệu và nguy cơ tự sát
  • Điều trị rối loạn lưỡng cực
  • Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của bạn?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan