17-01-2024 10:37

Cây thanh táo có tác dụng gì

Cây thanh táo có tác dụng gì

Ở Việt Nam, cây thanh táo có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu, bên cạnh làm cảnh thanh táo còn là một vị thuốc đông y thường được sử dụng. Vậy cây thanh táo có tác dụng gì và lá thanh táo tắm cho trẻ sơ sinh có được không?

1. Đặc điểm nhận biết cây thanh táo

Cây thanh táo có tên khoa học là Justicia gendarussa L thuộc họ ô rô - Acanthaceae và còn được biết đến với các tên khác như thuốc trặc, tần cửu... Cây thanh táo thân cỏ, có chiều cao khoảng 1-1.5m, thân và cành cây có màu xanh lục hoặc tím sẫm. Lá cây thanh táo mọc đối xứng nhau, phiến lá có hình mác dài khoảng 4 - 14cm, rộng 1 - 2cm. Trên mặt lá cây thanh táo thường có nhiều đốm đen, vàng hoặc nâu do nấm Puccinia Thwaitesii gây ra. Hoa của cây thanh táo thường mọc ở trên ngọn hoặc nách lá, cây thanh táo ra quả vào mùa hè, quả dài khoảng 1.2cm có bốn hạt bên trong.

Cây thanh táo thường được sử dụng làm thuốc, trồng cảnh hoặc làm hàng rào, cây phân bố ở nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Indonesia và Việt Nam. Cây thanh táo dùng làm thuốc được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất vào khoảng tháng 7, tháng 8. Cây thanh táo sau khi thu hoạch có thể sử dụng tươi luôn hoặc phơi khô bảo quản nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao để dùng dần. Hầu hết các bộ phận của cây như rễ, thân, lá đều có thể dùng làm thuốc được.

Mụn nhọt
Cây thanh táo thường được trồng để làm thuốc trị rôm sẩy, mụn nhọt

2. Cây thanh táo có tác dụng gì?

Cây thanh táo có tác dụng gì? Cây thanh táo có khá nhiều tác dụng và được sử dụng rộng rãi trong đông y ở nhiều quốc gia:

  • Tại Trung Quốc, rễ cây thanh táo được sắc và hãm làm thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt, giảm đau, điều trị bệnh lao phổi, thấp khớp, mụn nhọt, tiêu chảy. Lá cây có tác dụng trị sốt, đau lưng, vô kinh, đau nửa đầu...
  • Tại Thái Lan, rễ cây được sử dụng để điều trị tiểu tiện khó, tiêu chảy, rắn cắn, vỏ cây trị sốt, ho và dị ứng.
  • Tại Ấn Độ, lá cây thanh táo được dùng làm thuốc chống bệnh sốt rét, tiêu chảy, thấp khớp, phần rễ cây được dùng để điều trị thấp khớp, mụn nhọt, vàng da, tiêu chảy...
  • Tại Việt Nam, cây thanh táo được sử dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như ra mồ hôi trộm, tay chân tê dại, vết thương hở, bong gân, trật khớp, làm thuốc bó gãy xương...

Cây thanh táo có thể nấu nước tắm điều trị mụn nhọt, rôm sẩy. Nhiều cha mẹ thắc mắc lá thanh táo tắm cho trẻ sơ sinh được không? Hiện tại lá thanh táo có thể sử dụng nấu nước tắm cho sản phụ sau khi sinh đẻ, còn việc sử dụng cây thanh táo tắm cho trẻ sơ sinh có tốt hay không mọi người nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Không nên tự ý dùng lá thanh táo tắm cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi trong cây thanh táo có một lượng alkaloid có tính độc nhẹ.

Hiện nay, các chuyên gia đã phát hiện ra trong cây thanh táo có chứa hợp chất giúp kháng virus HIV, đây là một tín hiệu tốt trong việc tìm kiếm và điều chế thuốc điều trị căn bệnh thế kỷ này. Ngoài ta các chiết xuất từ lá cây thanh táo có tác dụng kháng nấm gây bệnh ngoài da, ức chế hoạt động tặng sinh mạch máu liên quan đến một số bệnh lý như võng mạc tiểu đường, viêm khớp, khối u rắn...

Tắm trẻ
Không tự ý lấy lá thanh táo tắm cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ

3. Một số bài thuốc sử dụng cây thanh táo?

Cây thanh táo tươi có thể dễ dàng tìm thấy ở hàng rào nhiều gia đình ở nông thôn, tuy nhiên không phải ai cũng biết đây là một vị thuốc đông y có nhiều tác dụng khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc với nguyên liệu chính là cây thanh táo:

  • Điều trị ra máu sẫm, mờ mắt, choáng váng ở sản phụ mới đẻ: Chuẩn bị 20-30g thanh táo, mần tưới, cỏ màn trầu sắc lấy nước uống trong ngày
  • Điều trị đau nhức xương cốt: Dùng 30-50g thanh táo tươi hoặc 10-15g khô sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Điều trị vết thương kín bị sưng tấy: Dùng 50g thanh táo tươi hoặc 10g khô sắc cùng 850ml nước, đến khi còn khoảng 200ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Điều trị vết thương lở loét, mụn nhọt: Dùng lượng bằng nhau lá thanh táo và lá lá cây mỏ quạ giã nhỏ đắp lên vị trí bị thương mỗi ngày 1 lần.
  • Điều trị tay chân tê dại mất cảm giác: Dùng 20g vỏ cây thanh táo, hoàng lực, dây chìu, độc lực cùng với 10g thiên niên kiện, cốt khí sắc thành nước uống.
  • Điều trị bệnh lý hậu sản: Dùng 30g cây thanh táo, cây mần tưới, cỏ mần trầu sắc cùng 500ml nước, khi cạn còn khoảng 200ml nước thì chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Điều trị đau nhức tinh hoàn, sa 1 bên tinh hoàn: Dùng 20-30g rễ cây thanh táo, rễ bần trắng, rễ cây vậy đỏ sắc thành thuốc uống trong ngày.
  • Điều trị bong gân, sai khớp: Dùng 20g thanh táo, 50g lá diễn tươi, 20g cốt toái bổ, xuyên tiêu, trạch lan sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, nên uống khi còn ấm.

Mặc dù cây thanh táo có nhiều tác dụng hữu ích trong điều trị một số bệnh lý nhưng trong cây có một lượng độc tố nhất định, vì vậy người bệnh sử dụng cần lưu ý và tham khảo liều lượng với bác sĩ đông y trước khi sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả và tránh bị nhiễm độc.

XEM THÊM:
  • Chấn thương cổ tay do ngã liệu có bị bong gân hay gãy xương cổ tay không?
  • Chân sưng phù kèm đau nhức do trật khớp nên khắc thế nào?
  • Nhức mỏi khớp chân khi trời mưa phải làm sao?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan