Mục lục
- 1. 1. Tìm hiểu về cây củ mài
- 2. 2. Thành phần của củ mài
- 3. 3. Cây củ mài có công dụng gì?
- 3.1. 3.1. Điều trị bệnh về đường tiêu hóa
- 3.2. 3.2. Củ mài chống viêm dạ dày, trào ngược dạ dày
- 3.3. 3.3. Hỗ trợ trong rối loạn chuyển hóa
- 3.4. 3.4. Tác dụng chống oxy hóa
- 3.5. 3.5. Làm đẹp, ngăn ngừa các vấn đề về da
- 3.6. 3.6. Củ mài giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đau tim
- 3.7. 3.7. Có lợi cho sức khỏe của phụ nữ
- 4. 4. Lưu ý khi sử dụng củ mài
- 5. Đánh giá
Cây củ mài mọc nhiều trên rừng khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, cây củ mài có công dụng gì đối với lợi ích, sức khỏe của con người thì chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người.
1. Tìm hiểu về cây củ mài
Cây củ mài hay còn gọi là hoài sơn, thuộc họ nhà dây leo quấn, rễ củ, thân nhẵn, màu đỏ hồng, hơi góc cạnh, mọc củ ở nách lá. Lá mọc so le, có hình tim.
Củ mài bên ngoài vỏ màu nâu xám, bên trong thịt mềm màu trắng. Khi dùng làm thuốc, đào củ mài vào mùa hè – thu , đây là thời điểm cây đã bị lụi, mang củ về rửa sạch, gọt vỏ, phơi sấy cho đến khi khô.
Theo Y Học Cổ Truyền xưa, củ mài có vị ngọt, tính bình, sử dụng là thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược, bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, điều trị các bệnh về đường ruột, tiêu chảy, mỏi lưng, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi trộm,...
2. Thành phần của củ mài
Các thành phần được tìm thấy trong củ mài bao gồm:
- 63.25% tinh bột
- 0.45% lipid
- 6.75% protein
- 2-2.8% chất nhầy.
Ngoài ra, thành phần hóa học có trong củ mài khác như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin, các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
3. Cây củ mài có công dụng gì?
Cây củ mài hay “cây hoài sơn có công dụng gì” là thắc mắc chung mà nhiều người muốn được giải đáp. Dưới đây là những công dụng mà cây củ mài mang lại cho sức khỏe con người:
3.1. Điều trị bệnh về đường tiêu hóa
- Củ mài được sử dụng để điều trị chứng kém ăn, tiêu chảy mãn tính.
- Chứng khó tiêu gây ra các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn.
- Với phụ nữ khi mang thai bị khó tiêu, cần điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều tinh bột từ khoai lang, củ mài,....
- Trong củ mài có nhiều chất xơ, khi ăn đảm bảo nhu động ruột thường xuyên và trơn tru, từ đó ngăn ngừa táo bón.
- Củ mài được đánh giá là thực phẩm lành mạnh giúp ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích, táo bón, khó tiêu.
3.2. Củ mài chống viêm dạ dày, trào ngược dạ dày
- Trong củ mài có tác dụng ứng chế cytokin gây viêm và ức chế COX-2, bảo vệ biểu hiện của Carbonic anhydrase ở tá tràng. Carbonic anhydrase là enzym xúc tác phản ứng tạo ra bicarbonat ở tuyến tụy giúp trung hòa acid dịch vị. Nhờ vậy củ mài thường xuất hiện trong các bài thuốc bắc giúp chữa viêm dạ dày, trào ngược dạ dày...
- Trong củ mài còn tìm thấy chất Saponin (dioscin) giúp giảm sự tổn thương mô bằng cách kích hoạt enzym chống oxy hóa.
- Diosgenin có trong củ mài được nghiên cứu giúp làm tăng đáng kể các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, bao gồm Lactobacillus murinus và Lactobacillus reuteri.
- 1 nghiên cứu khác còn cho thấy trong củ mài không chỉ hỗ trợ về tiêu hóa mà còn giúp làm tăng lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
3.3. Hỗ trợ trong rối loạn chuyển hóa
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ăn củ mài có khả năng kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng.
Trong củ mài có các thành phần:
- Hoạt chất protodioscin có có tác dụng làm giảm lipid máu, bao gồm cả cholesterol và triglycerid.
- Chứa 3 polysaccharide HSY-I, HSY-II và HSY-III có tác dụng giúp làm hạ đường huyết. Vì vậy, sử dụng củ mài là một lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường.
- Chất xơ: Trong củ mài rất giàu chất xơ. Carbohydrate phức hợp của củ mài được chia thành đường, giải phóng và hấp thụ vào máu với tốc độ từ từ, rất ít calo giúp người dùng có cảm giác no lâu mà không làm đầy bụng, không làm gia tăng kích thước vòng eo. Vì vậy ăn củ mài sẽ giúp giảm cân hợp lý và an toàn.
- Theo nghiên cứu của Đại học Sungkyunkwan – Hàn Quốc thấy chiết xuất từ củ mài có chứa β-sitosterol và ethyl linoleate giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
3.4. Tác dụng chống oxy hóa
Củ mài rất giàu mangan, một khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate và rất quan trọng để sản xuất năng lượng cũng như chống oxy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp Vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do có thể làm hỏng DNA, gây ra các bệnh tim và ung thư.
3.5. Làm đẹp, ngăn ngừa các vấn đề về da
Từ những thế kỷ trước, không chỉ Y Học Cổ Truyền của Việt Nam mà Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều đã sử dụng trong điều trị bệnh, làm đẹp.
- Trong củ mài có chứa allantoin, đây là một chất tăng sinh tế bào, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh khi bôi tại chỗ mọc mụn nhọt, vết loét và các bệnh ngoài da khác.
- Củ mài giúp làm chậm quá trình của các dấu hiệu lão hóa, hỗ trợ làn da trở nên căng mịn và tươi trẻ hơn.
- Trong củ màu giàu Vitamin C, các chất dinh dưỡng và beta carotene, cung cấp các đặc tính chống oxy hóa. Các chất dinh dưỡng có trong củ mài này còn giúp loại bỏ các gốc tự do có hại và ngăn ngừa tổn thương tế bào da, từ đó làm giảm các đốm đen, nếp nhăn. Vitamin C cũng có tác dụng tái tạo làn da bị tổn thương, sản sinh collagen và giúp da mịn màng, đàn hồi.
- Có thể dùng củ mài đã được bào mỏng đặt lên mặt để xóa quầng thâm ở mắt. Đắp hỗn hợp củ mài xay nhuyễn lên mặt và để trong khoảng nửa giờ rồi rửa sạch sẽ giúp trẻ hóa làn da.
3.6. Củ mài giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đau tim
Trong củ mài có nhiều vitamin B6. Đây là thành phần quan trong cho cơ thể giúp phá vỡ homocysteine (axit amin có thể gây tổn thương thành mạch máu). Khi homocysteine trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến xuất hiện những cơn đau tim. Vitamin B6 sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim.
Củ mài cũng có hàm lượng cao kali. Đây là thành phần quan trọng của điện giải, giúp kiểm soát huyết áp và nhịp tim bằng cách chống lại những tác dụng tăng huyết áp của natri.
Ngoài ra, củ mài cũng chứa dioscorin có hiệu quả cho những người bị tăng huyết áp. Dioscorin là chất giúp ức chế angiotensin, làm tăng tưới máu ở thận, qua đó giảm huyết áp.
3.7. Có lợi cho sức khỏe của phụ nữ
Củ mài rất hữu ích cho phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Trong củ mài chứa enzyme giúp cung cấp sự thay thế tự nhiên các hormone ở phụ nữ mãn kinh.Diosgenin trong rễ của mài là một phytoestrogen, đây là một loại estrogen thực vật tự nhiên.Vitamin B6 còn là một chất bổ sung quan trọng cho phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, đặc biệt là chứng trầm cảm. Do đó, củ mài được sử dụng như một loại thuốc bổ giúp cân bằng nội tiết tố cho phụ nữNgoài ra củ mài cũng sử dụng để điều trị các vấn đề ở phụ nữ bước vào thời kỳ tiền, mãn kinh:
- Bốc hỏa liên quan đến thời kỳ mãn kinh
- Khô âm đạo sau mãn kinh
- Rối loạn kinh nguyệt
- Loãng xương
4. Lưu ý khi sử dụng củ mài
Ngoài việc tìm hiểu “cây củ mài có công dụng gì” thì bạn cũng nên quan tâm đến các lưu ý khi sử dụng loại củ này. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình sử dụng củ mài:
- Củ mài là loại củ lành tính, có thể sử dụng giống như các thực phẩm để ăn hàng ngày. Tuy nhiên nếu đang sử dụng thuốc khác để điều trị, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn nhằm tránh tác dụng phụ xảy ra.
- Củ mài có đặc tính hoạt động giống như 1 dạng estrogen nhẹ (mặc dù không chứa estrogen), vì vậy nếu đang sử dụng các thuốc hormone, thuốc tránh thai,... thì cần lưu ý.
- Với những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng,... cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Tóm lại, trong củ mài có thành phần dinh dưỡng đa dạng, giúp làm đẹp, ngăn ngừa các vấn đề về da, chống oxy hóa, điều trị bệnh về đường tiêu hóa... Tuy nhiên, cũng cần sử dụng củ mài một cách hợp lý để phòng tránh tác dụng phụ.
- Có nên cho trẻ uống mật ong vào sáng sớm?
- Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn
- Ăn dứa có hại dạ dày không?