17-01-2024 10:47

Cấp cứu bệnh nhân ho ra máu

Cấp cứu bệnh nhân ho ra máu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ho ra máu với số lượng lớn có thể gây nghẹt thở, mất máu dẫn đến tử vong. Do đó, người bị ho ra máu cần được cấp cứu kịp thời. Dựa vào triệu chứng bệnh cùng các yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cấp cứu phù hợp với tình trạng của người bệnh.

1. Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là tình trạng máu được tuôn ra khỏi miệng bởi hành động ho khạc, tức là máu từ đường thở (khí quản, phế quản, phổi). Nó là một triệu chứng cảnh báo tình trạng cấp tính của bệnh lý tại phổi hoặc bệnh hệ thống.

Ho ra máu nặng là một trường hợp cấp cứu do bệnh nhân có nguy cơ mất máu nhiều, ngạt thở dẫn đến tử vong. Lượng máu được ho ra > 100 - 600 ml/ 24 giờ cho là ho ra máu nặng.

2. Chẩn đoán ho ra máu

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ quan sát tính chất của máu được ho ra: Máu tươi, ra ngoài mới đông, có thể kèm theo bọt; Nghe phổi có ran nổ hoặc ran ẩm
  • Cận lâm sàng: Xét nghiệm X-quang phổi thấy có tổn thương lao, giãn phế quản, nhồi máu phổi hoặc u phổi. Ngoài ra, một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định bao gồm CT scan, nội soi phế phản, v.v.
Xquang Viêm phổi
X-quang phổi giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ho ra máu

3. Cấp cứu bệnh nhân ho ra máu

Ho ra máu mức độ nặng chiếm < 5% các trường hợp ho ra máu, là một chỉ định cấp cứu đòi hỏi phải khám và điều trị ngay lập tức. Yếu tố nguy hiểm cho sự sống là tình trạng ngạt thở chứ không phải là sự mất máu. Do đó, tốc độ máu chảy là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất.

Xử trí cấp cứu ho ra máu được chỉ định riêng trong từng trường hợp dựa vào tốc độ chảy máu, vị trí chảy máu, thể trạng của người bệnh. Điều trị nội khoa được chỉ định trong những trường hợp như bệnh viêm phổi mạn tính, xơ nang, giãn FQ 2 bên để bảo tồn chức năng phổi.

Đầu tiên là cần phải kiểm soát đường thở, cung cấp O2 và xác định vị trí chảy máu. Hầu hết các trường hợp tử vong là do ngạt và giảm oxy máu do máu chảy vào những vùng khác của phổi. Để kiểm soát tình trạng ho ra máu cần hội chẩn các bác sĩ chuyên khoa gây mê, phẫu thuật lồng ngực và X - quang.

Cung cấp thêm O2 bằng cách cho bệnh nhân thở oxy. Cho bệnh nhân uống thuốc giảm ho có chứa codein nếu máu chảy chậm hoặc ngừng hẳn. Hướng dẫn bệnh nhân tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm nghiêng, giữ nguyên tư thế và tiến hành chụp X quang phổi.

Thở oxy
Bệnh nhân được thở oxy

Thu gom máu khạc ra và chất tiết của đường hô hấp nhằm ước tính thể tích lượng máu mất đi. Trong trường hợp có dấu hiệu tổn thương đường hô hấp cấp, cần phải tiến hành đặt NKQ (nội khí quản) ngay. Lựa chọn tốt nhất là đặt ống NKQ của nhánh FQ chính trái hoặc phải với ống NKQ tiêu chuẩn lòng đơn. Đặt ống NKQ lòng đôi và chăm sóc bệnh nhân sau đặt yêu cầu kỹ thuật cao và đòi hỏi sự lưu tâm đặc biệt của các nhân viên y tế nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật viên gây mê và bác sĩ phẫu thuật.

Nếu máu tiếp tục chảy dữ dội, bác sĩ cần tiếp tục đưa ra các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bổ sung. Nội soi FQ là biện pháp then chốt để xác định vị trí chảy máu và phương pháp điều trị cần phải được tiến hành không được chậm trễ.

Có 2 lựa chọn là đặt ống soi FQ cứng hoặc mềm. Ưu điểm của nội soi FQ cứng là khả năng hút máu và cục máu đông tốt hơn; quan sát được đường thở chính tốt hơn; dễ dàng thông khí và kiểm soát đường thở hơn.

Tuy nhiên, thủ thuật này cần phải được tiến hành trong phòng mổ. Những trường hợp ho ra máu nhẹ hơn, có thể tiến hành nội soi FQ bằng ống soi mềm ngay tại giường bệnh hoặc tại khoa hồi sức tích cực. Phương pháp này cho phép quan sát lỗ thuỳ ở trên và phân thuỳ phụ tốt hơn.

Chương trình Thực tập Cấp cứu nâng cao và Cấp cứu trước bệnh viện tại Hoa Kỳ
Bệnh nhân được cấp cứu

Làm nghẽn Động mạch FQ: Kỹ thuật này được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân xơ nang bị ho ra máu không có chỉ định phẫu thuật. Cho đến nay, nó được sử dụng rất thành công để kiểm soát tình trạng xuất huyết do những bệnh phổi khác. Bác sĩ sẽ luồn một cannun vào trong ĐM FQ tới vị trí xuất huyết và làm nghẽn mạch bằng các hạt nhựa polyvinyl hoặc bột gelatin có khả năng hút (bọt đặc Gelfoam). Tai biến thường gặp là thiếu máu cục bộ tủy sống do tắc ĐM đốt sống vốn bắt nguồn từ một ĐM FQ ở 5% bệnh nhân. Nếu áp dụng kỹ thuật làm tắc nghẽn chọn lọc với một catheter nhỏ hơn và được đặt ở xa thì sẽ giảm nguy cơ xảy ra tai biến.

Hiệu quả của kỹ thuật làm nghẽn ĐMFQ trong việc kiểm soát tình trạng ho ra máu trong giai đoạn ngắn là 90%, tái phát muộn sau 1 năm xảy ra ở > 10 - 20% bệnh nhân. Những bệnh nhân này cần thực hiện lại thủ thuật một lần nữa. Đây là kỹ thuật rất hữu ích đối với việc kiểm soát tình trạng ho ra máu nhưng không áp dụng đối với những bệnh nhân ho ra máu có chỉ định phẫu thuật do tỷ lệ tái phát cao.

Ho ra máu với số lượng lớn có thể gây suy hô hấp, mất máu dẫn đến tử vong. Do đó, người bị ho ra máu cần được cấp cứu kịp thời. Dựa vào triệu chứng bệnh cùng các yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cấp cứu phù hợp với tình trạng của người bệnh.

XEM THÊM:
  • Gây mê nội khí quản mổ lấy thai ở bà bầu không có bệnh lý kèm theo
  • Nội soi phế quản qua ống nội khí quản
  • Ho ra máu cảnh báo bệnh lý gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan