Mục lục
Trong quá trình chăm sóc trẻ, không ít lần cha mẹ phải chứng kiến con bị bệnh với nhiều triệu chứng khó chịu, một trong số đó là biếng ăn bệnh lý ở trẻ. Để tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến trẻ nhỏ, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về biếng ăn bệnh lý.
1. Biếng ăn bệnh lý là gì?
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ là triệu chứng thường gặp khi bé mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng dễ bị các tổn thương vùng miệng, từ đó dẫn đến biếng ăn. Khi gặp tình trạng biếng ăn bệnh lý, trẻ thường có những triệu chứng như khó nhai và nuốt, không cảm thấy ngon miệng khi ăn.... Nếu các tình trạng này kéo dài dễ khiến trẻ trở nên cực kỳ chán ăn.
2. Nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ
Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ giúp các mẹ điều trị được chứng chán ăn của con, mà còn khôi phục thể trạng khỏe mạnh cho trẻ. Chán ăn ở trẻ thường do vào các nguyên nhân như sau:
- Rối loạn tiêu hóa hoặc chức năng tiêu hóa kém: Trong trường hợp này, các bé sẽ thường xuyên cảm thấy đau bụng, buồn nôn mỗi bữa ăn, nặng hơn là táo bón, tiêu chảy cấp tính hoặc dài ngày,... những biểu hiện này đều khiến trẻ không muốn ăn gì hoặc ăn rất ít. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa này thường do đường ruột của bé bị loạn khuẩn, rối loạn tiết dịch hoặc sự co bóp bất thường trong ruột và dạ dày.
- Quá trình mọc răng: Đây là giai đoạn phát triển rất bình thường ở trẻ nhỏ, nhưng khi trải qua nhiều bé cảm thấy khó chịu ở khoang miệng, gây nên tình trạng chán ăn.
- Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của bé còn rất yếu và non nớt nên khó có khả năng giúp bé chống lại tất cả các loại vi khuẩn gây hại. Chính vì thế mà bé dễ bị các bệnh vặt như mệt mỏi, cảm cúm, ho,... thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) và các bệnh về tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày,... Đồng thời, nhiễm khuẩn cũng khiến hàm lượng các chất dinh dưỡng và khoáng chất (như vitamin A, C, B, kẽm, magie, sắt,...) bị mất đi, làm xảy ra tình trạng biếng ăn. Đôi khi điều trị nhiễm khuẩn cần phải dùng kháng sinh, nhưng cũng chính loại thuốc này lại dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, khó tiêu, đầy bụng và chán ăn ở trẻ.
- Các loại thuốc: Khi bị bệnh các bé thường phải điều trị bằng thuốc, vitamin hoặc một vài loại kháng sinh trong thời gian chỉ định để giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý vì các loại thuốc trên cũng rất dễ gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Một số loại bệnh khác: Viêm tai giữa, viêm họng, sốt, nhiễm ký sinh trùng như giun,... cũng là một trong những tác nhân khiến trẻ không muốn ăn.
3. Cách điều trị biếng ăn sinh lý ở trẻ
Trẻ biếng ăn do bị bệnh thường có trạng thái chung là ăn gì cũng không ngon, mệt mỏi trong mọi bữa ăn. Việc biếng ăn kéo dài dễ khiến lượng khoáng chất và dinh dưỡng trong cơ thể bé bị thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của bé. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn phù hợp, khẩu phần mỗi ngày cân bằng để tăng cường sức đề kháng cũng như thể lực cho bé. Thêm vào đó, mẹ cũng cần chú ý những cách khắc phục chứng biếng ăn bệnh lý ở trẻ như sau:
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước và trong khi ăn để kích thích sự hứng thú, niềm vui ăn uống ở trẻ
- Nên trình bày các món ăn thật hấp dẫn và đẹp mắt để kích thích thị giác của bé
- Cân bằng 4 nhóm chất trong một bữa ăn cho trẻ, bao gồm chất đạm, đường bột, vitamin, chất béo và các khoáng chất.
- Đặc biệt, mẹ nên bổ sung các nhóm vi khoáng thiết yếu như vitamin A, B, C, sắt, kẽm, magie,, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
- Không nên lạm dụng quá nhiều kháng sinh khi điều trị bệnh vì sẽ gây rối loạn đường ruột, khiến trẻ khó tiêu, đầy bụng và chán ăn
- Nên chế biến các món ăn lỏng để bé dễ ăn hơn khi đang trong giai đoạn mọc răng.
Đồng thời muốn khắc phục triệt để tình trạng trẻ biếng ăn bệnh lý, sự tư vấn đến từ các bác sĩ có chuyên môn cao cũng rất cần thiết. Việc tham khảo ý kiến từ chuyên gia không chỉ giúp có mẹ liệu trình điều trị bệnh và chứng biếng ăn của con một cách khoa học, mà còn giúp các mẹ tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình chăm sóc con.
Biếng ăn bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng nếu ba mẹ chủ quan sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho trẻ sau này. Chính vì thế khi phát hiện những biểu hiện biếng ăn bệnh lý ở trẻ, phụ huynh cần quan tâm, tìm hiểu hiểu kỹ nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp.
Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
- Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện tốt?
- Thận trọng với chứng chán ăn ở người lớn
- Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?