Mục lục
Trẻ ở tuổi mầm non khi đó cơ thể đang phát triển rất mạnh, cùng theo đó các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ cũng đang dần dần được hoàn thiện. Do đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt đóng vai trò quan trọng, nhưng cha mẹ cũng cần chú ý tới việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt ở độ tuổi mầm non.
1. Những vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non
Suy dinh dưỡng đặc biệt suy dinh dưỡng ở trẻ em tuổi mầm non được biết đến với sự thiếu hụt, mất cân bằng hoặc dư thừa trong khẩu phần ăn của một người. Tình trạng này ở những em bé suy dinh dưỡng có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng của khẩu phần ăn.
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non xảy ra do không ăn đủ hoặc có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng thích hợp (tức là calo hoặc năng lượng, protein, hoặc các vitamin và khoáng chất quan trọng khác), hoặc không thể hấp thụ hợp lý các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để duy trì sức khỏe thể chất tốt và chức năng của não. Loại suy dinh dưỡng này dẫn đến thấp cân so với chiều cao - suy dinh dưỡng thể gầy còm, thấp so với tuổi - suy dinh dưỡng thể thấp còi và thấp cân so với tuổi - Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đặc biệt ở trẻ em. Thiếu dinh dưỡng gây nên do kết quả của việc tiêu thụ thức ăn kém về số lượng và chất lượng, hoặc bệnh tật thường xuyên.
Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại. Triệu chứng phổ biến nhất của suy dinh dưỡng - trong trường hợp này là suy dinh dưỡng - là giảm cân không chủ ý, nhưng mọi người cũng có thể có một hoặc một số triệu chứng sau: Giảm mỡ và khối lượng cơ; Má hóp và đôi mắt trũng sâu; Bụng sưng to; Vết thương lâu lành; Tóc và da khô; Mệt mỏi; Khó tập trung; có triệu chứng trầm cảm và lo âu
Có một số dấu hiệu và triệu chứng khác, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này thay đổi tùy theo loại suy dinh dưỡng và giai đoạn của vòng đời bị ảnh hưởng. Sự phát triển thể chất bị cản trở, khả năng miễn dịch bị suy giảm, bệnh tật thường xuyên, thay đổi niêm mạc ruột, thay đổi tóc và da, hạn chế phát triển trí não, xương yếu, là một số triệu chứng khác.
Thiếu dinh dưỡng dẫn đến hạn chế tăng trưởng thể chất nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe và do đó, nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tử vong.
2. Các tiêu chí giúp nhận biết và đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non
Công cụ giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách toàn diện nhất thông qua 3 chỉ số :Cân nặng theo tuổi; Chiều cao theo tuổi Cân nặng theo chiều cao. Khi đã có được các chỉ số này, các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ sẽ so sánh nó với quần thể tham khảo NCHS (National Centre of Health Statistics) được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi (năm 2006) và cho trẻ trong độ tuổi đi học (năm 2007).
Các tiêu chí giúp đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mầm non
Chỉ số đánh giá cân nặng theo tuổi với Z Score
Z Score < - 3SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng
-3SD < Z Score <-2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa
-2SD ≤ Z Score ≤ 2 SD: Trẻ bình thường
Z Score > 2SD: Trẻ thừa cân
Z Score > 3SD: Trẻ béo phì
Chỉ số đánh giá chiều cao theo tuổi với Z Score
Z Score < - 3SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng
-3SD < Z Score <-2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa
-2SD ≤ Z Score ≤ 2 SD: Bình thường
Chỉ số đánh giá cân nặng theo chiều cao với Z Score
Z Score < - 3SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng
-3SD < Z Score <-2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ vừa
-2SD ≤ Z Score ≤ 2 SD: Bình thường
Z Score > 2SD: Trẻ thừa cân
Z Score > 3SD: Trẻ béo phì
Chỉ số khối cơ thể - BMI theo tuổi với Z Score
Z Score < - 3SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng
-3SD < Z Score <-2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ vừa
-2SD ≤ Z Score ≤ 2 SD: Bình thường
Z Score > 2SD: Trẻ thừa cân
Z Score > 3SD: Trẻ béo phì
Dựa vào các chỉ số phân tích tình trạng dinh dưỡng cho trẻ tuổi mẫu giáo sẽ phân loại trên lâm sàng bằng cách sau:
- Chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD so với quần thể tiêu chuẩn NCHS có thể chẩn đoán suy dinh dưỡng. Chỉ số này thể hiện tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng tuy nhiên lại không thể đánh giá được tình trạng thiếu hụt đó xảy ra trong khoảng thời gian hiện tại hay đã xảy ra trước đó. Tuy nhiên, chỉ số này dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên vẫn thường được các bác sĩ sử dụng như một chỉ số thông thường để đánh giá tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của cộng đồng trong tất cả các cuộc điều tra về dinh dưỡng đồng thời cũng có thể sử dụng chỉ số này để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Cùng với chỉ số này bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cụ thể.
- Suy dinh dưỡng cấp tính sẽ biểu hiện chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng chỉ số cân nặng/chiều cao < -2SD, cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng mới diễn ra, và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu của trẻ.
- Suy dinh dưỡng mãn đã phục hồi: biều hiện chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao lại bình thường, cho thấy sự thiếu hụt dinh dưỡng đã xảy ra trong một khoảng thời gian dài, tình trạng nặng nề và xảy ra sớm vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ. Nhưng tình trạng dinh dưỡng của trẻ hiện nay đã được phục hồi tuy nhiên vẫn cần thận trọng với nguy cơ béo phì do ảnh hưởng của biến chứng suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Suy dinh dưỡng mạn tiến triển : biểu hiện chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD và chỉ số cân nặng theo chiều cao cũng < -2SD cho thấy tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đã xảy ra trong quá khứ và vẫn tiếp tục tái diễn ở hiện tại.
- Suy dinh dưỡng bào thai: mọi đánh giá đều phải dựa vào cân nặng khi sinh < 2500 gam, chiều dài trẻ mới sinh < 48cm và chu vi vòng đầu < 35cm.
3. Một số cách có thể áp dụng để phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non
Khẩu phần ăn của trẻ phải được thực hiện cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ cả về số lượng và chất lượng giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nếu cho trẻ ăn nhiều mà không thực hiện hoạt động thể lực cũng sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng gây nên tình trạng béo phì hoặc nếu cho trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng lại khiến cho trẻ mệt mỏi, kém hoạt động dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy một khẩu phần ăn hợp lý cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì... giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho cơ thể của trẻ
- Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp chất béo bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai... giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể trẻ có làn da căng mịn và tốt, đồng thời giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt và phát triển tế bào não và hệ thần kinh
- Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp protein cần thiết cho cơ thể bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, ếch... nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường.
- Nhóm thực phẩm chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín... giúp cung cấp vitamin và chất khoáng nhằm điều hoà các chức năng của cơ quan hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón.
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ, tránh để trẻ dễ dàng nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy hay các bệnh ký sinh trùng. Nếu trẻ gặp phải một trong những tình trạng này sẽ khiến cho sức đề kháng của trẻ yếu cùng với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không tốt khiến trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng
Thêm vào đó, cha mẹ cần thực hiện vệ sinh môi trường giúp cho cuộc sống của trẻ được an toàn: sử dụng nguồn nước sạch, thường xuyên tẩy giun định kỳ cho trẻ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tập cho trẻ có thói quen sống lành mạnh...
Để phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Trẻ 1 tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
- Trẻ 21 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng
- Dinh dưỡng phát triển chiều cao tối đa cho trẻ