Mục lục
Cuộc sống với muôn vàn cảm xúc nên việc xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như buồn, chán nản, tuyệt vọng là điều khó tránh khỏi. Buồn là cảm xúc bình thường của mỗi người nhưng nếu cảm giác buồn bã kéo dài, quá mức sẽ ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ, cuộc sống và thậm chí có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
1. Cảm giác buồn ở mức độ nào là bình thường?
Cuộc sống với muôn vàn cảm xúc nên việc xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như cảm giác buồn và cảm giác tuyệt vọng là điều khó tránh khỏi. Mọi người đều trải qua những cơn buồn bã hoặc xuống tinh thần. Trên thực tế, cảm giác buồn và tuyệt vọng là một phản ứng hoàn toàn bình thường và lành mạnh trước những nghịch cảnh không thể tránh khỏi của cuộc sống. Thậm chí, những cảm xúc tiêu cực này có thể tốt cho bạn, bởi vì nó cho phép bạn xử lý một sự kiện tiêu cực một cách lành mạnh. Bạn thường có thể đánh lạc hướng bản thân để quên đi nỗi buồn bằng cách làm điều gì đó mà bạn thích hoặc nói chuyện với một người bạn hoặc một nhà trị liệu tâm lý.
Thông thường cảm giác buồn và cảm giác tuyệt vọng sẽ kéo dài vài ngày hoặc có thể một tuần. Trong thời gian này một người có thể hoạt động bình thường, vẫn ăn, ngủ và hoàn thành nhiệm vụ, công việc trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Có nhiều tình huống gây ra cảm giác buồn và tuyệt vọng. Những tình huống này cũng có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
- Sự ra đi của một người thân yêu. Đau buồn là một quá trình mà tất cả mọi người đều phải trải qua tại thời điểm bị mất đi người thân yêu. Đau buồn có thể mất thời gian dài để nguôi ngoai nhưng thường không dẫn đến trầm cảm lâm sàng.
- Những cuộc chia tay hoặc ly hôn - thậm chí là mất đi tình bạn - có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, buồn bã và chia tay thực sự đã được chứng minh là có khả năng gây ra các đợt trầm cảm.
- Mất việc làm. Ngoài cảm giác bị từ chối, mất việc có thể dẫn đến căng thẳng về tài chính. Và sự kết hợp của áp lực, nỗi buồn và lo lắng nếu kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.
- Sức khỏe không tốt . Bệnh kéo dài và đau mãn tính thường dẫn đến tự cô lập bản thân và mất tự lập. Mặc dù những yếu tố gây căng thẳng này đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi, nhưng điều quan trọng cần biết là trầm cảm không phải là diễn tiến cảm xúc của quá trình lão hóa, mà là do cảm giác buồn và tuyệt vọng kéo dài quá lâu.
- Nỗi buồn giao mùa là nguyên nhân phổ biến gây ra nỗi buồn ở những người trẻ tuổi sống ở vùng khí hậu phía Bắc, còn được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa. Đây là loại nỗi buồn thường mất đi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
2. Khi nào thì nỗi buồn bình thường chuyển thành trầm cảm?
Buồn bã là một phản ứng hoàn toàn bình thường và bắt đầu vơi dần theo thời gian, không làm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sống và cư xử bình thường. Tuy nhiên không nên buồn quá, nhất là khi cảm giác buồn bã kéo dài, quá mức sẽ ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ, cuộc sống và thậm chí có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
Cảm giác buồn và cảm giác tuyệt vọng có dấu hiệu tương tự như trầm cảm lâm sàng. Sự khác biệt giữa buồn bã bình thường và trầm cảm là ở thời lượng và cường độ. Buồn là phản ứng bình thường của con người trước một sự kiện hoặc trải nghiệm không mong muốn, đau đớn hoặc không may. Thông thường, những cảm xúc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ giảm bớt theo thời gian. Nhưng khi cảm giác buồn bã không biến mất mà ngày càng sâu sắc và dữ dội hơn, đồng thời khiến một người gặp khó khăn hoặc nỗ lực lớn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh cần được điều trị chứ không chỉ là một phản ứng cảm xúc.
Nếu bạn có từ năm triệu chứng trở lên trong hầu hết các ngày, gần như mỗi ngày trong ít nhất hai tuần và các triệu chứng đủ nghiêm trọng để cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn thì bạn có thể có nguy cơ bị trầm cảm.
- Cực kỳ bồn chồn hoặc lo lắng hoặc kích thích (tâm trạng cáu kỉnh cũng có thể là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên).
- Cảm thấy bản thân vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi quá mức không phù hợp. Tâm trạng chán nản, buồn bã hoặc cảm giác trống rỗng hoặc tỏ ra buồn bã hoặc rơi nước mắt với người khác.
- Cảm giác tuyệt vọng hoặc cảm giác bất lực.
- Mất hứng thú hoặc mất niềm vui với các hoạt động bình thường và cả những hoạt động mà bạn đã từng yêu thích.
- Thay đổi lớn về cân nặng hoặc cảm giác thèm ăn của bạn. Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân đáng kể (ví dụ: hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng).
- Mệt mỏi liên tục và cảm thấy mất năng lượng.
- Không có khả năng suy nghĩ rõ ràng, khó suy nghĩ, kho tập trung, thiếu quyết đoán.
- Không thể ngủ, ngủ không ngon hoặc ngủ quá nhiều.
- Suy nghĩ lặp đi lặp lại về cái chết hoặc tự tử mà không có kế hoạch cụ thể hoặc cố gắng tự tử hoặc có kế hoạch cụ thể để tự tử.
- 10 cách để đối phó với cảm giác bị bỏ rơi
- Tránh kiệt sức khi đang ở tuổi lão hóa
- Trầm cảm kéo dài và buồn bã: Khi nào đến gặp bác sĩ?