17-01-2024 13:27

Cảm giác bị tổn thương thực sự gây tổn thương

Cảm giác bị tổn thương thực sự gây tổn thương

Biến cố gây tổn thương có thể đe dọa đến sự sống hoặc sự an toàn của bạn và những người xung quanh. Đây được xem như một trải nghiệm căng thẳng và để lại ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt cảm xúc của bạn.

1. Nghiên cứu về cảm giác tổn thương thực sự gây tổn thương

Các nghiên cứu về não bộ đã tìm thấy nỗi đau của cảm giác bị tổn thương cũng giống như nỗi đau của chấn thương thể chất. Một bài báo được đăng trên tạp chí Science của tiến sĩ Matthew D. Lieberman đã sử dụng phương pháp quét não thời gian thực để lập biểu đồ hoạt động của não bộ ở những người cảm thấy đau khổ về mặt tinh thần hoặc đau khổ về các vấn đề liên quan đến xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các vùng não sáng lên khi một người cảm thấy đau đớn về thể xác và tương tự với những người bị tổn thương về cảm xúc thì vùng não cũng sáng lên.

Đặc biệt trong nghiên cứu này khi tiến sĩ Matthew cùng cộng sự Naomi I. Eisenberger và Kipling D.Williams tiến hành đối với 13 sinh viên tình nguyện và được đặt trong máy quét não MRI cùng với việc các sinh viên này sẽ chơi một trò chơi điện tử đơn giản. Ban đầu các sinh viên phải đứng nhìn hai cầu thủ tung bóng, tiếp đó các điều khiển của họ trở nên hoạt động tốt hơn và họ sẽ chơi cùng lúc với các cầu thủ còn lại. Nhưng ngay sau đó, các cầu thủ còn lại chỉ chơi với nhau và các sinh viên nhận ra mình bị bỏ rơi. Điều này khiến cho các sinh viên này cảm thấy thật đau lòng. Khi xuất hiện cảm giác này thu khu vực liên quan đến đau ở não cũng sáng lên. Hoạt động ở khu vực đau của sinh viên càng nhiều thì càng giúp sinh viên đánh giá được trải nghiệm của cơn đau hơn.

Việc xác định rõ nỗi đau có thể làm tắt một phần các vùng não ghi nhận sự đau khổ. Khả năng điều chỉnh của vỏ não trước có thể giải thích tại sao liệu pháp và thể hiện các cảm xúc đau đớn được áp dụng. Con người là động vật xã hội, nên có bộ não tiến hóa hơn với những cảm xúc đau đớn. Sự mất mát của xã hội kích hoạt tín hiệu đau khổ của những loại động vật khác mà sự sống sót của chúng phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội. Nỗi đau tâm lý ở con người, đặc biệt là đau buồn và cô đơn dữ đội có thể có chung một số đường thần kinh tạo nên nỗi đau thể xác.

Cảm giác bị tổn thương
Cảm giác bị tổn thương cũng giống như nỗi đau của chấn thương thể chất

2. Các vấn đề liên quan đến cảm giác tổn thương gây tổn thương

Khi bạn cảm thấy bị tổn thương, rõ ràng có thể do một trải nghiệm thực sự đau đớn. Bạn cũng có thể cảm thấy như một cú đấm vào ruột hoặc một con dao trong tim. Bạn có thể lặp đi lặp lại những gì đã khiến bạn tổn thương trong tâm trí, điều này có thể khiến bạn khó tiếp tục khỏi cảm giác này. Bạn có thể cố gắng trốn đi và biến mất khỏi mặt đất để không ai thấy bạn đang đau khổ như thế nào. Thay vào đó, bạn dồn nén cảm giác này vào bên trong và kìm nén nó càng nhiều càng tốt.

Cảm giác bị tổn thương thực sự có thể bao gồm nỗi đau tâm linh, nỗi đau tinh thần, chứng đau tâm thần, đau khổ về mặt tinh thần, nỗi đau tâm lý, chứng đau về tâm hồn, nỗi đau về tâm hồn hoặc nỗi đau về tinh thần. Nhưng một trong một trong những cảm giác phổ biến nhất là đau khổ về cảm xúc.

Đau khổ hoặc đau đớn về cảm xúc là do các nguồn phi vật chất gây ra. Đó không phải là cảm giác đau mà bạn cảm thấy khi cứa ngón chân hoặc bỏng lưỡi khi nhấp một ngụm cà phê nóng. Cảm giác bị tổn thương có thể do những cảm xúc khác mà bạn tránh đối mặt, bao gồm tức giận, buồn bã, xấu hổ, tội lỗilo lắng.

Bạn có thể cảm thấy tổn thương khi đối phương quên ngày sinh của mình vì họ cảm thấy như họ không đủ quan tâm để nhớ. Hoặc khi cha mẹ chỉ trích việc bạn chọn ngành học mặc dù bạn thực sự đam mê học tập và bạn muốn họ tự hào về mình. Điều đó có thể gây tổn hại khi bạn dành nhiều giờ cho một dự án tại nơi làm việc và sếp của bạn không cho bạn thấy bất kỳ sự công nhận hay đánh giá cao nào đối với tất cả nỗ lực của bạn. Vấn đề là cảm giác tổn thương của bạn đến từ những suy nghĩ bị tổn thương hoặc bị làm đau người khác. Điều quan trọng là phải tìm hiểu sâu hơn và hỏi tại sao điều gì đó khiến bạn cảm thấy bị tổn thương. Những suy nghĩ tiêu cực mà bạn đang gặp phải dựa trên thực tế hay bạn đang cảm thấy bị tổn thương khi dựa trên những giả định cá nhân?

Khi cảm giác bị tổn thương thể hiện về mặt tinh thần, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn theo nhiều cách. Vì vậy, bạn hãy nói về cách biểu hiện của tổn thương tình cảm. Một vài cảm giác tổn thương bạn có thể gặp như:

  • Cảm thấy choáng ngợp, bất lực hoặc tuyệt vọng;
  • Cảm thấy tội lỗi nhưng không rõ nguyên nhân;
  • Lo lắng quá mức;
  • Khó tập trung làm việc hoặc ghi nhớ;
  • Trở nên thù địch và cáu kỉnh;
  • Khó theo kịp tiến độ các công việc hàng ngày.
bị tổn thương
Khi cảm giác bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn theo nhiều cách

Cảm giác bị tổn thương thực sự có thể mang lại cho bạn những phản ứng thể chất đối với nỗi đau mà bạn đang trải qua. Một số dấu hiệu bạn có thể nhận thấy nếu bạn đang bị tổn thương về tinh thần như nhức đầu, thay đổi cảm giác thèm ăn, đau dạ dày, các vấn đề về đường tiêu hóa, mệt mỏi, ngủ quá nhiều hoặc quá ít... Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn, bao gồm lo lắng hoặc trầm cảm. Nếu bạn tiếp tục gặp các triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia y tế.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:
  • Làm thế nào nếu bạn dễ bị tổn thương tâm lý?
  • Trầm cảm ở phụ nữ: Những điều cần biết
  • Mặt tối của sự cô đơn

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan