17-01-2024 11:45

Cải thiện vị giác cho trẻ bị ốm không chịu ăn

Cải thiện vị giác cho trẻ bị ốm không chịu ăn

Trẻ ốm ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì cha mẹ cần phải chú ý đến việc chăm sóc cũng như cho trẻ ăn uống đầy đủ. Khi trẻ ốm thường sẽ xảy ra tình trạng chán ăn từ đó dẫn tới sụt cân và có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì để cải thiện vị giác cho con khi bị ốm?

1. Một số lưu ý giúp cải thiện vị giác khi trẻ ốm

Đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ, khi trẻ đang bị ốm, cha mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, đồng thời có thể tăng thêm số lần bú để giúp cung cấp nước cũng như chất dinh dưỡng cho trẻ để làm thể trạng của trẻ tốt hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ bị nghẹt mũi hoặc quá mệt không thể ăn được, mẹ nên vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng thìa.

Khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bữa và ăn từng ít một với các thức ăn giàu chất dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ chất để con có sức đề kháng vượt qua bệnh tật. Và những dưỡng chất này tập trung cả bốn nhóm thực phẩm bao gồm thịt cá trứng, sữa, dầu mỡ,... Ngoài ra, cha mẹ cần quan tâm đến đảm bảo vệ sinh thực phẩm và chế biến để có thể cung cấp bữa ăn an toàn cho trẻ.

Khi trẻ ốm để giúp trẻ phục hồi nhanh và tránh tình trạng trẻ không chịu ăn có thể gây nên suy dinh dưỡng cha mẹ cần thực hiện cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 2 bữa và thực hiện một tuần liền. Số lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn so với lúc trẻ khỏe để trẻ có thể làm quen dần. Khi trẻ bị ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt nếu trẻ tiêu chảy cần bù nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước. Súp, nước cháo muối hay dung dịch oresol có thể giúp trẻ bù nước, tuy nhiên không thể coi những thứ này như thức ăn có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cha mẹ cần có kế hoạch về chế độ ăn cho trẻ nhằm giúp cải thiện tình trạng ăn uống của trẻ. Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ cha mẹ nhớ kết hợp đa dạng các loại thực phẩm bao gồm:

  • Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì... giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho trẻ.
  • Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp chất béo bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai... giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể bé có làn da tốt, đồng thời giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt, và phát triển tế bào não và hệ thần kinh.
  • Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp protein bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn ếch... nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể.
  • Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín... những chất này nhằm điều hoà các hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón ở trẻ.
trẻ bị ốm không chịu ăn
Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để cải thiện trẻ bị ốm không chịu ăn

2. Những sai lầm khi chăm sóc trẻ ốm

2.1 Lạm dụng thuốc paracetamol

Thuốc hạ sốt thường khá phổ biến đối với những trường hợp sốt và giảm đau. Tuy nhiên, cha mẹ không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc quá lạm dụng thuốc khi điều trị cho trẻ. Bởi tình trạng này rất dễ gây nên ngộ độc thuốc paracetamol.

2.2 Cha mẹ tự ý xông mũi họng cho trẻ tại nhà

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu viêm đường hô hấp, nhiều cha mẹ đã tự mua máy xông mũi họng để thực hiện xông tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên điều này tuyệt đối không nên, bởi việc tự ý xông mũi họng cho trẻ có thể mang đến nhiều tác hại. Nếu trường hợp trẻ bị co thắt phế quản đột ngột ngay lúc xông mũi họng có thể làm cho trẻ tắc thở. Hơn nữa, xông mũi họng khá tốn kém. Bởi sau mỗi lần sử dụng không hết bạn vẫn phải loại bỏ và phải sử dụng bộ mới khi thực lần khác.

Máy xông mũi họng chỉ nên sử dụng ở trong bệnh viện với những trường hợp trẻ bị nặng. Còn không nên tự xông ở nhà vì thuốc xông qua máy xông chỉ được sử dụng để chữa hen hoặc viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ em.

2.3 Ép trẻ ăn nhiều để tăng cân

Sau khi trẻ ốm cơ thể trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, sút cân, và trẻ ốm không chịu ăn nhiều cha mẹ lại tìm cách ép trẻ ăn nhiều nhưng điều này sẽ phản tác dụng ngược lại. Để cải thiện vị giác của trẻ sau khi ốm dạy, cha mẹ cần tập luyện cho trẻ quen dần với các món ăn và luôn thay đổi thực đơn cho trẻ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên giúp trẻ và tạo cho trẻ không khí phấn khởi khi thực hiện bữa ăn.

Khi trẻ vừa mới phục hồi, trẻ chưa thích ăn thịt cá, cha mẹ có thể chọn loại thực phẩm kích thích vị giác như chế biến món cháo trứng cho bé. Khi trẻ bắt đầu quen với việc luyện tập ăn uống thì lúc này cha mẹ tiếp tục cho trẻ ăn thịt lợn nạc, sau đó có thể cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn gì mà khi khoẻ trẻ có nhiều hứng thú để ăn chúng.

Đặc biệt cha mẹ cần chú ý đối với trẻ mới ốm dậy thì cần đề phòng nhiễm các bệnh viêm phổi, nên cần có phương pháp phòng chống các bệnh đường hô hấp với chế độ dinh dưỡng tốt, cùng với cải thiện môi trường sống trong nhà cũng như xung quanh nhà.

trẻ bị ốm không chịu ăn
Cha mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều khi trẻ bị ốm không chịu ăn

2.4 Cha mẹ không nên nấu cho bé một bữa và cho bé ăn cả ngày

Các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đường ruột thường xảy ra và xâm nhập từ đường miệng. Khi trẻ ở tuổi ăn dặm, trẻ rất hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá. Do đó, cha mẹ cần lưu ý quá trình mua, lưu trữ, chế biến và bảo quản thực phẩm. Trong quá trình thực hiện món ăn cho trẻ nên hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn vào thực phẩm gây nên nhiễm khuẩn đường ruột của trẻ.

Một trong những sai lầm lớn nhất của trẻ, cha mẹ thực hiện nấu một bữa và cho trẻ ăn cả ngày bữa nấu này. Việc này được xem như một yếu tố nguy cơ khiến chất lượng thực phẩm thay đổi cũng như không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển trẻ và khiến trẻ không thực sự hứng thú khi ăn.

Một điều khác mà cha mẹ cần lưu ý là trong độ tuổi này bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức về vấn đề chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ có thể truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để biết thêm thông tin.

XEM THÊM:
  • Khi nào cần gọi bác sĩ cho em bé của bạn?
  • Thực phẩm giúp tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết
  • Mối quan hệ giữa tăng thân nhiệt và sức khỏe

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan