Mục lục
Chắc hẳn ít nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng khi thấy trẻ bị chảy máu cam. Điều này cũng làm trẻ cảm thấy hoảng sợ khi thấy máu mũi chảy. Vậy khi trẻ bị chảy máu cam, bố mẹ cần làm gì?
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Nam Phong, Bác sĩ Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc
1. Tìm hiểu về chảy máu cam ở trẻ
Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Chảy máu mũi được chia thành 2 loại, chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.
Có một số nguyên nhân thường gặp tác động đến những vi mạch máu này và dẫn đến việc trẻ bị chảy máu cam:
- Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.
- Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang
- Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác
- Xì mũi quá mạnh
- Trẻ nhét dị vật vào mũi, ví dụ hạt cườm, cục pin...
- Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón
- Vách ngăn mũi bị vẹo
- Thở oxy qua ống thông mũi
- Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi
- Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu)
- Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu
- Các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi, trường hợp này rất hiếm.
2. Cha mẹ cần làm gì khi con bị chảy máu cam?
Khi trẻ bị chảy máu cam, việc đầu tiên là bố mẹ cần bình tĩnh thao tác theo các bước cơ bản sau đây để giúp con mình vượt qua.
- Bước 1: Bố mẹ cần xác định bên mũi chảy máu
- Bước 2: Cầm máu
- Bước 3: Chăm sóc sau chảy máu cam cho trẻ
Chảy máu cam là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ điều kiện sống. Tuy nhiên, bố mẹ phải quan sát đưa trẻ đến đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời nếu:
- Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút
- Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần
- Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy)
- Chảy máu do chấn thương, ví dụ ngã hay bị đấm vào mặt
- Cảm thấy người trẻ yếu, chóng mặt
- Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ
- Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới
- Chảy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu
- Đang dùng thuốc chống đông máu
- Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia
- Mới trải qua hóa trị liệu
Để phòng tránh xảy ra chảy máu cam ở trẻ, bố mẹ có thể giúp trẻ thực hiện:
- Vệ sinh mũi cho trẻ
- Giữ ẩm cho mũi trẻ bằng cách bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Ngoài ra, để phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ quay trở lại, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp như:
- Trẻ cần được nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 2 giờ (hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, vẽ tranh hay xem tivi).
- Không cho trẻ uống đồ nóng, thức ăn nóng hay tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi chảy máu cam.
- Động viên trẻ không ngoáy mũi hay xì mũi trong vòng 24 giờ (1 tuần nếu trẻ đã được ‘đốt’ điểm mạch).
- Trong vòng 1 tuần, trẻ cần tránh các hoạt động mạnh hay các môn thể dục như chạy, tránh nhấc vật nặng.
- Nếu trẻ bị táo bón thì cho uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Nếu cần thì yêu cầu bác sĩ cho thuốc làm mềm phân để trẻ không phải rặn.
- Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ: Những điều cần biết
- Có thể dùng thuốc nhỏ mũi Otrivin 0.05 cho trẻ sơ sinh?
- Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho bé