17-01-2024 22:13

Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ em bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng suy dinh dưỡng nếu để lâu sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng thậm chí còn gây tử vong. Cần phải có biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em một cách toàn diện để ngăn ngừa những hệ lụy do suy dinh dưỡng gây .

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Vấn đề dinh dưỡng ở trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào. Suy dinh dưỡng không phải chỉ xảy ra ở nông thôn, do đói ăn mà xảy ra ở cả những thành phố phát triển. Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em hiệu quả phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng như thế nào, từ đó mới có cách xử lý đúng đắn nhất. Vậy nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ là gì?

trẻ 4 tuổi suy dinh dưỡng
Trẻ 4 tuổi suy dinh dưỡng

  • Đầu tiên phải kể đến là sự mất cân đối của hệ vi sinh đường ruột. Trong đường ruột của chúng ta tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Chúng tồn tại song song với một tỉ lệ cân đối là 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Chúng giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích miễn dịch và giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ dưới những tác hại gây bệnh. Tuy nhiên do những nguyên nhân như: sử dụng kháng sinh dài ngày, do đồ ăn nhiễm khuẩn hay trẻ mắc bệnh về tiêu hóa nên làm cho tỉ lệ cân bằng này bị mất đi, từ đó làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng khiến trẻ nhẹ cân và dần trở nên suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị thiếu Enzyme tiêu hóa. Đây là một nhân tố quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Enzyme giúp chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất để đi nuôi cơ thể. Nên khi thiếu Enzyme thì trẻ ăn nhiều mà không hấp thu được, không tăng cân và vẫn thiếu hụt dinh dưỡng như thường.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách. Ở những giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh như 6 tháng – 3 tuổi, bé sẽ có những bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa nên cần phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên do sự lạm dụng kháng sinh để điều trị hay sử dụng không theo chỉ định... khiến cho bệnh lý không hết mà còn có hại đến cả hệ tiêu hóa của trẻ một cách nghiêm trọng như: mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trẻ dễ bị viêm nhiễm hay nhạy cảm hơn với bệnh tật do mất khả năng sức đề kháng.
  • Bản thân trẻ mắc những bệnh lý về tiêu hóa: viêm ruột, loét dạ dày, kích thích ruột.. Điều này khiến trẻ không có hứng thú trong ăn uống và làm giảm khả năng hấp thu gây nên suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng cũng có nhiều nguyên nhân tính theo các giai đoạn phát triển từ thai nhi cho đến khi lớn như:

  • Giai đoạn mang thai mẹ không ăn uống đầy đủ, không bổ sung các vi chất theo từng giai đoạn. Khiến trẻ thiếu hụt các vi chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đồng thời không đủ cân nặng và còn kéo theo tình trạng sinh non nhẹ cân và thiếu tháng.
  • Giai đoạn trẻ bú mẹ: Nguyên nhân chính là mẹ ít sữa, mất sữa hay một nguyên nhân nào đó mà bé phải ăn sữa ngoài hoàn toàn, không có sữa mẹ. Mẹ hay người chăm sóc chưa được trang bị đủ kiến thức về chăm trẻ nên dẫn đến trẻ không bú đủ cữ sữa, không đủ sức đề kháng ( có trong sữa mẹ để kháng lại bệnh tật) dẫn đến trẻ gầy, yếu và chậm phát triển hơn những trẻ cùng độ tuổi.
  • Giai đoạn trẻ đã ăn dặm: Sai lầm lớn ở giai đoạn này là mẹ cho con ăn sớm quá hay muộn quá. Theo các chuyên gia thì ở giai đoạn 6 tháng trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm. Nếu sớm quá thì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện không hấp thụ được thức ăn hay do muộn quá thì dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu cũng gây nên suy dinh dưỡng.

2. Suy dinh dưỡng trẻ em có nguy hiểm không?

Không tự nhiên mà có rất nhiều quốc gia tuyên truyền và thực hiện các chiến dịch về việc cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Vì sự nguy hiểm của nó gây ra như:

trẻ suy dinh dưỡng nặng

  • Ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khỏe của một thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
  • Không đơn giản là ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả trí tuệ, trí thông minh của trẻ. Những trẻ suy dinh dưỡng thường sẽ chậm chạp, hạn chế giao tiếp, học tập kém hơn trẻ khác.
  • Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao hơn về việc mắc bệnh lý do các virus hay vi khuẩn gây ra. Đồng thời khả năng phục hồi cũng lâu hơn, chậm hơn so với trẻ khác.
  • Những trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mà có kèm bệnh lý sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với bình thường.

3. Các biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em?

Cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em đơn giản nhất là chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ từ khi mang thai và trẻ qua từng giai đoạn phát triển. Cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về dinh dưỡng cho bé để có cách chăm sóc hợp lý và khoa học nhất.

  • Dinh dưỡng giai đoạn mang bầu: ăn đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ nước cho nước ối không bị thiếu. Bổ sung các dưỡng chất như sắt, axit folic và canxi cùng các dưỡng chất khác theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời khám thai định kỳ để theo dõi cân nặng cũng như sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn.
  • Dinh dưỡng giai đoạn trẻ sơ sinh đến 24 tháng: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu mẹ thiếu sữa hay vì nguyên nhân khác sữa mẹ không đủ nên bổ sung cho trẻ sữa bột ( có tham khảo ý kiến chuyên gia). Đến giai đoạn ăn dặm thì nên có thực đơn ăn dặm đa dạng, đồ ăn dễ hấp thu và hợp khẩu vị của con. Không nên dụ con ăn bằng thiết bị điện tử hay những thứ mất tập trung, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
  • Trẻ cai sữa mẹ rồi nên bổ sung cho trẻ thực phẩm ăn dặm như sữa hay bánh... có ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ bị bệnh lý hô hấp hay tiêu hóa, cần cho trẻ đi khám và có sự chỉ định khám của các chuyên gia. Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ và đúng cách. Bổ sung men vi sinh để cân bằng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Luôn luôn bổ sung cho trẻ đủ nước, hoa quả và có thể thêm các vi chất bên ngoài định kỳ theo chỉ định của bác sĩ cho trẻ có một nền tảng sức khỏe tốt nhất.

Suy dinh dưỡng ở trẻ là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của cả quốc gia. Suy dinh dưỡng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi. Vậy nên cần có kiến thức để chăm cho bé thật tốt và chu đáo từ trong bụng mẹ và những giai đoạn tiếp theo. Ngăn ngừa và phòng chống suy dinh dưỡng ngay từ đầu hiệu quả.

XEM THÊM:
  • Bé không bú đêm liệu có suy dinh dưỡng?
  • Sữa mẹ vắt ra bảo quản được bao lâu ở nhiệt độ thường?
  • Vì sao sau khi sinh nên cho trẻ tiếp xúc da kề da ngay?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan