17-01-2024 13:49

Cách phản ứng với các dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em

Cách phản ứng với các dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em

Trẻ bị viêm ruột thừa là trường hợp cấp cứu trong Nhi khoa. Bệnh có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn rất còn nhiều bậc phụ huynh chưa có hiểu biết đúng về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Vậy, cách phản ứng với các dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em là như thế nào?

1. Triệu chứng lâm sàng đau ruột thừa ở trẻ em

Trẻ bị viêm ruột thừa có một số dấu hiệu lâm sàng đặc trưng như sau:

  • Đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải: Đây là dấu hiệu đặc trưng của đau ruột thừa. Kiểu đau này thường bắt đầu bởi việc trẻ kêu đau bụng vùng quanh rốn sau đó là điểm đau khu trú ở vùng hố chậu phải.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: Trẻ bị viêm ruột thừa thường có dấu hiệu như môi khô, lưỡi bẩn.
  • Sốt nhẹ: Trẻ có thể sốt 38 – 38,5 độ C hoặc chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới sốt.
  • Bụng chướng: Đây là dấu hiệu thường gặp khi trẻ đau ruột thừa.
  • Chán ăn: Khi đau bụng kéo dài kèm khó chịu, trẻ sẽ có xu hướng không có hứng thú với những món ăn hay đồ uống hàng ngày bé yêu thích và biếng ăn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh đau ruột thừa trẻ em thường gặp.
  • Dấu hiệu khác như mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Dấu hiệu tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán bệnh. Biểu hiện nôn và tiêu chảy trong viêm ruột thừa trẻ em cũng dễ bị nhầm với dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa.

2. Chẩn đoán trẻ bị viêm ruột thừa

Để chẩn đoán trẻ bị viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp sau đây:

  • Siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán bệnh tốt. Đây là phương pháp không xâm lấn và không gây hại cho trẻ. Khi trẻ bị viêm ruột thừa, hình ảnh ruột thừa sẽ to hơn bình thường, có khả năng là viêm, thấy được dịch trong ổ bụng, thấy được buồng trứng ở bé gái... Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý khác. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm.
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng để xác định nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
  • Chụp CT: Hình ảnh CT hoặc siêu âm bụng của con bạn có thể được sử dụng để kiểm tra ruột thừa. Các bác sĩ sẽ tiêm chất lỏng cản quang để giúp ruột thừa hiển thị tốt hơn trong hình ảnh chụp. Bố mẹ cần cung cấp thêm thông tin về vấn đề dị ứng thuốc cản quang nếu con từng có tiền sử dị ứng.

3. Trẻ đau bụng phải làm sao?

Các dấu hiệu của bệnh đau ruột thừa ở trẻ em có thể xuất hiện không đầy đủ. Khi con xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ của trẻ bị viêm ruột thừa, cha mẹ tạm thời không nên cho trẻ ăn uống. Đồng thời, việc làm cần thiết nhất chính là đưa con đi khám ngay.

Nếu trẻ đau bụng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 – 2 giờ kèm theo các dấu hiệu kèm theo như nôn, đi lỏng hoặc sốt, cần đưa con đến theo dõi tại bệnh viện. Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân. Việc lạm dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh có thể làm mất các triệu chứng và gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán chính xác bệnh của các bác sĩ chuyên khoa.

Cách điều trị thông thường nhất với bệnh đau ruột thừa ở trẻ emphẫu thuật cắt ruột thừa. Nếu không được điều trị hay cắt bỏ phần viêm ruột thừa kịp thời, phần ruột thừa có thể bị vỡ, dẫn đến viêm phúc mạc, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi áp xe ruột thừa bị vỡ sinh ra chất lỏng và mủ thì cần phải được xử lý ngay.

viêm ruột thừa
Đau ruột thừa ở trẻ em cần được phát hiện và thăm khám điều trị kịp thời khi trẻ xuất hiện cơn đau bụng

Sau khi phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ phần viêm ruột thừa được khoảng 6 tiếng, tùy vào tình trạng, trẻ có thể ăn uống trở lại bình thường. Cha mẹ nên cho con bắt đầu ăn từ các loại thức ăn mềm và lỏng như nước cháo, cháo loãng,.... Sau 24 tiếng, trẻ có thể ăn những món ăn quen thuộc, thông thường trong thực đơn hàng ngày. Sau thời gian nghỉ ngơi và được chăm sóc đúng theo hướng dẫn từ các chuyên gia y tế, trẻ sẽ khỏe lại và không để lại biến chứng gì về sau.

Tóm lại, điểm cần lưu ý trong chăm sóc con là cha mẹ nên chú ý theo dõi mọi biểu hiện hàng ngày của con để phát hiện kịp thời dấu hiệu các căn bệnh nguy hiểm sớm nhất. Mọi biện pháp điều trị chỉ khi can thiệp kịp thời mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo: drugs.com, healthline.com

XEM THÊM:
  • Mổ ruột thừa nội soi sau bao lâu có thể hoạt động bình thường?
  • Chậm kinh và đau bụng dưới râm râm có sao không?
  • Sau khi mổ ruột thừa mẹ có nên cho con bú ngay không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan