17-01-2025 19:50

Cách kích thích giao tiếp sớm cho trẻ nhỏ

Cách kích thích giao tiếp sớm cho trẻ nhỏ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Ngôn ngữ giao tiếp là cả 1 quá trình rèn luyện ở trẻ. Với những trẻ bị chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ sẽ khó khăn trong giao tiếp, cha mẹ cần có các biện pháp để trẻ được phát triển ngôn ngữ. Kích thích giao tiếp sớm cho trẻ nhỏ là sự kích thích giúp trẻ phát triển các kỹ năng theo dõi, tập trung, kỹ năng bắt chước và lần lượt kết hợp với kỹ năng chơi và sự phát triển.

1. Chỉ định kích thích giao tiếp sớm cho trẻ nhỏ khi nào?

Cha mẹ cần kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ trong một vài trường hợp sau:

  • Trẻ nói khó do tổn thương não
  • Trẻ bị nói ngọng, nói lắp.
  • Trẻ bị chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Trẻ bị tự kỷ.

Người chăm sóc trẻ có thể sử dụng, dụng cụ hỗ trợ và giúp trẻ giao tiếp bao gồm: Sách, truyện, tranh, đồ chơi

2. Tiến hành kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ

  • Kích thích khả năng quan sát ở trẻ

Đặt trẻ ngồi gần để nói chuyện, nựng và thể hiện đa dạng các nét mặt như cười, vui, buồn... để cho trẻ quan sát. Đưa ra các đồ chơi có màu sắc khác nhau, đạ dạng hình dạng tạo sự thích thú, mới mẻ cho trẻ nhìn theo.Chơi trò ú oà với trẻ, đợi cho trẻ nhìn theo mặt bạn. Sử dụng các vật di động như lăn bóng về phía trẻ để trẻ nhìn theo và nói trẻ giơ tay ra bắt bóng. Giấu đồ chơi, đồ vật quen thuộc (thìa, cốc...) và để trẻ đi tìm.

  • Kích thích cho trẻ nghe

Lắc các đồ chơi có phát ra những âm thanh (xúc xắc, chút chít),... cho trẻ nghe. Chơi các trò chơi tạo ra tiếng động như bắt chước tiếng kêu của các con vật cho trẻ nghe, đợi trẻ phát âm theo.Tiếng vỗ tay, nói chuyện, hát, đọc thơ hoặc đơn giản là bật nhạc trẻ em vui tươi cho nghe. Cần quan sát nét mặt của trẻ khi nghe các âm thanh khác nhau. Có thể cho trẻ chơi theo dạng nhóm như: gọi tên từng trẻ, trẻ giơ tay khi được gọi tên. Huấn luyện kỹ năng bắt chước và theo lần lượt

  • Bắt chước

Trẻ học mọi thứ thông qua việc theo dõi cử chỉ, bắt chước nét mặt, cử động cơ thể như giơ tay chào, tạm biệt..., bắt chước hành động như chơi với đồ chơi, bắt chước âm thanh và từ ngữ,... Lần lượt là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học

Bắt chước
Kích thích giao tiếp sớm cho trẻ bằng cách cho trẻ bắt chước theo

  • Kỹ thuật viên nựng trẻ bằng âm thanh, cù nhẹ vào bụng, đợi trẻ cười, nựng và cù tiếp, đợi trẻ phản ứng lại.
  • Trẻ phát âm, ta bắt chước âm thanh của trẻ, đợi trẻ phản ứng
  • Thực hiện hành động: vỗ tay, giơ tay, để trẻ làm theo
  • Vỗ tay khen ngợi trẻ.
  • Huấn luyện kỹ năng chơi

Mục đích của chơi là thông qua chơi trẻ học được nhiều về kỹ năng giao tiếp sớm, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động thô (bò, trườn, đứng, đi). Kỹ năng vận động tinh (cầm nắm đồ vật, với cầm). Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày (rửa tay, mặc quần áo...), cảm giác (nhìn, nghe, sờ), khám phá thế giới xung quanh

Các hoạt động chơi gồm: Trò chơi cảm giác, trò chơi vận động. Huấn luyện giao tiếp bằng cử chỉ và tranh ảnh cử chỉ là một phần quan trọng của giao tiếp. Hàng ngày ta hay dùng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với người khác.

  • Giao tiếp bằng cử chỉ

Ánh mắt: Trẻ sẽ đưa mắt, chăm chú nhìn về phía đồ vật trẻ muốn hay cử động của cơ thể như: giơ tay ra xin, cúi đầu xin thứ trẻ muốn. Chỉ tay, với tay về phía vật muốn có, hay giơ tay đòi bế, giơ tay vẫy khi chào tạm biệt.

  • Giao tiếp bằng tranh ảnh

Sử dụng các thẻ tranh dạy cho trẻ mẫu giáo: giúp trẻ nhận biết được các con vật, vật trong tranh, cho trẻ chơi trò tìm thẻ tranh của con vật trẻ biết trong 2, 3... thẻ tranh khác nhau.

So cặp: Ghép tranh với tranh, đồ vật với tranh, người thật với ảnh... hội thoại qua tranh ảnh. Theo dõi sự tiến triển của trẻ qua những buổi tập. Cha mẹ cũng cần quan tâm và làm theo các bài tập trên để kích thích sự phát triển ngôn ngữ hàng ngày cho trẻ.

Như vậy để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ cha mẹ và người chăm sóc có thể áp dụng những cách trên để trẻ làm quen và phát triển tốt từng ngày. Nếu cần thiết có thể cho con tới các cơ sở y tế để được đánh giá và có những chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Nguồn: bộ y tế

XEM THÊM:
  • Những “ tuyệt chiêu” để phát triển ngôn ngữ cho con
  • Lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm nói
  • Những dấu hiệu đáng lo ngại khi bé chậm nói

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan