17-01-2024 13:11

Cách giảm chướng bụng trong kỳ kinh

Cách giảm chướng bụng trong kỳ kinh

Tắc kinh chướng bụng xảy ra do thay đổi nồng độ hormone progesterone và estrogen. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi trong nồng độ progesterone và estrogen khiến cơ thể giữ nước và muối nhiều hơn, gây ra cảm giác đầy hơi. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp giảm cảm giác chướng bụng dưới khi hành kinh.

1. Tránh thức ăn mặn

Thành phần natri trong muối có thể gây giữ nước trong ruột, làm tăng cảm giác chướng bụng khi đến tháng. Theo khuyến nghị của Hội Tim mạch Hoa Kỳ thì bạn chỉ nên bổ sung cho cơ thể 1500mg muối ăn/ngày, tối nhất là nên tự nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn vì có hàm lượng muối cao.

2. Ăn thực phẩm giàu kali

Trái lại với natri, kali giúp tăng thoát nước ra khỏi cơ thể, điều này có tác dụng lợi tiểu, tốt cho người bị chướng bụng khi hành kinh. Các loại thực phẩm giàu kali nên bổ sung trong kỳ kinh nguyệt bao gồm rau lá xanh đậm, khoai lang, chuối, cà chua, dưa vàng, măng tây, v.v. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng có tác dụng lợi tiểu như cần tây, dưa chuột, dưa hấu, chanh, tỏi, gừng.

3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước hơn giúp cải thiện quá trình hydrat hóa, thường có tác dụng trong việc cải thiện cảm giác đau chướng bụng dưới trong kỳ kinh. Bạn nên uống khoảng 8 cốc/ngày, có thể thêm một chút bạc hà vào nước để làm giảm các tác nhân gây viêm.

4. Tránh carbohydrate tinh chế

Ăn nhiều carbohydrate tinh chế có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu, làm tăng nồng độ insulin khiến thận giữ natri, nồng độ natri cao sẽ gây giữ nước. Do đó, để cải thiện tình trạng chướng bụng trong kỳ kinh nguyệt bạn nên tránh các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế như bánh mì, nước ngọt, đồ ăn vặt.

5. Tập thể dục

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành thời gian tập thể dục 2,5 giờ mỗi tuần có thể giúp làm giảm các triệu chứng gặp phải trong kỳ kinh nguyệt, trong đó có chướng bụng. Điều này là do việc vận động sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động nhanh hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn. Bạn nên lựa chọn các hình thức tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, chạy bộ.

6. Thuốc tránh thai

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể giúp làm giảm tới 50% các triệu chứng đau đớn, khó chịu gặp phải trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc tránh thai có thể khác nhau trên cơ thể của mỗi người, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thử một vài loại thuốc để xem loại nào có tác dụng kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt tốt nhất.

7. Tránh xa các thực phẩm gây đầy hơi

Một số loại thực phẩm có thể gây đầy hơi bạn nên tránh ăn khi đến kỳ kinh nguyệt bao gồm súp lơ, cải brussel, bắp cải, các loại đậu và rau diếp. Điều này là do trong thành phần của các loại rau này có chứa một loại đường phức gọi là raffinose mà cơ thể người thiếu enzyme để phân huỷ chúng.

8. Tránh caffeine, đồ uống có cồn và có gas

Đồ uống có cồn có thể làm tăng cảm giác đầy bụng, căng tức ngực và thay đổi tâm trạng trong ngày hành kinh. Caffeine gây kích thích tiêu hoá, làm kích ứng ruột, làm tăng nguy cơ mất nước. Trong khi đó, đồ uống có ga lại tăng sinh khí ở dạ dày và ruột gây đầy hơi, khó chịu. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng chúng vào ngày hành kinh.

9. Thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau chống viêm ibuprofen hoặc naproxen 200 - 400mg khoảng 2 ngày trước khi hành kinh, mỗi liều cách nhau tối thiểu 6 - 8 giờ có thể làm giảm nguy cơ xảy ra đầy bụng và đau đớn trong ngày hành kinh. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, bạn không nên lạm dụng thuốc để tránh xảy ra tác dụng phụ.

Phụ nữ đau chướng bụng dưới khi đến ngày hành kinh có thể dùng thuốc giảm đau
Phụ nữ đau chướng bụng dưới khi đến ngày hành kinh có thể dùng thuốc giảm đau

10. Ngủ đủ giấc

Đảm bảo ngủ 8 tiếng/ngày có thể giúp giảm cảm giác khó chịu vào ngày hành kinh. Điều này là do lượng dịch thừa trong bụng sẽ di chuyển xuống và được thải trừ ra ngoài hiệu quả hơn trong lúc ngủ.

11. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Bạn nên thay băng vệ sinh 4 - 5 lần/ngày, trước mỗi lần thay băng cần lau sạch vùng kín bằng nước ấm, nếu có dùng dung dịch vệ sinh thì chỉ nên dùng các sản phẩm có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược và giúp cân bằng pH âm đạo.

12. Chườm ấm

Chườm ấm vùng bụng là biện pháp hiệu quả để làm dịu cơn đầy hơi, chướng bụng trong kỳ kinh nguyệt vì có thể giúp làm giãn cơ, giúp tử cung co bóp dễ dàng hơn. Bạn nên chườm ấm bằng cách sử dụng túi chườm hoặc miếng khăn đã được làm ấm hoặc một chai nước ấm chườm lên vùng bụng dưới.

Chướng bụng trong kỳ kinh nguyệt không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe toàn diện. Vì thế, bạn có thể áp dụng một trong các cách trên để giảm chướng bụng trong kỳ kinh hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám điều trị.

XEM THÊM:
  • Nên đưa trẻ bị sốt đi khám trong vòng 24h nếu có các biểu hiện sau
  • Vì sao nên chườm khăn ấm khi trẻ bị sốt?
  • 6 cách làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan