17-01-2024 22:11

Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà

Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh lý kéo dài ở niêm mạc đường hô hấp. Việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn do triệu chứng tiếp diễn, dai dẳng. Bài viết sẽ đề cập đến cách điều trị viêm phế quản mãn tính tại nhà.

1. Viêm phế quản mãn tính là gì?

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính là do sự mất cân bằng giữa khả năng bảo vệ của cơ thể với yếu tố độc hại từ môi trường bên ngoài.

  • Nguyên nhân bên ngoài: Các nhiễm trùng hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm,... là nguyên nhân bên ngoài gây viêm phế quản cấp tính, nếu không điều trị dứt điểm có thể diễn tiến trở thành viêm phế quản mãn tính. Mặt khác, môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, khói thuốc lá,... cũng là những yếu tố khác gây viêm phế quản mãn tính.
  • Nguyên nhân bên trong: Các yếu tố bên trong như cơ địa dị ứng, di truyền, lớn tuổi, suy giảm miễn dịch,... làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính và góp phần làm cho bệnh trở nên nặng nề và kéo dài hơn.

Thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân chủ quan trước các triệu chứng hô hấp như ho, khạc đờm,... vì nghĩ đó chỉ là cảm lạnh thông thường hoặc đơn thuần do hút thuốc lá. Do đó, nhiều trường hợp viêm phế quản mãn tính đã không được phát hiện cho tới khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh như suy hô hấp, bội nhiễm phổi, áp-xe phổi, giãn phế nang, khí phế thủng, tâm phế mãn,... thậm chí là đe dọa tính mạng.

Khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp (ho, khạc đờm, khó thở,...), các triệu chứng toàn thân (sốt, ớn lạnh, rét run,...) hay các dấu hiệu bất thường khác, cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị chính xác. Trong trường hợp được chẩn đoán viêm phế quản mãn tính, bác sĩ sẽ cân nhắc nên điều trị tại bệnh viện hay tại nhà tùy từng trường hợp cụ thể.

2. Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà

2.1. Điều trị nội khoa

Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều lượng, cách dùng hợp lý cho bệnh nhân. Các loại thuốc để điều trị viêm phế quản mãn tính tại nhà bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản: Đây là loại thuốc cải thiện tình trạng hẹp phế quản, giúp thông thoáng đường thở và hỗ trợ bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn. Các loại thuốc giãn phế quản thường được chỉ định ở dạng phun hít tác dụng tại chỗ. Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng giảm sưng nề đường hô hấp, cải thiện tình trạng khó thở nên có thể được chỉ định trong điều trị viêm phế quản mãn tính. Một trong những loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng trong trường hợp này là steroids.
  • Thuốc kháng sinh: Đối với viêm phế quản mãn tính có yếu tố nhiễm khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên, kháng sinh là một loại thuốc kê đơn, do đó chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Viêm phế quản mãn tính thường khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi với ho, khạc đờm kéo dài. Do đó, việc sử dụng thuốc giảm ho, long đờm giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.

2.2. Tập thở phục hồi chức năng phổi

Tập thở là một trong những cách chữa viêm phế quản mãn tính nhằm cải thiện hô hấp cho bệnh nhân. Bệnh nhân thường được hướng dẫn tập thở bằng cách mím môi và hít vào bằng mũi, sau đó chúm môi từ từ thở ra bằng miệng. Một điểm cần chú ý là không cần quá gắng sức mà tập thở phù hợp, vừa sức sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Mỗi ngày nên tập thở mím môi khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 15 phút.

2.3. Tập thể dục

Các bài tập thể dục đem lại nhiều lợi ích, giúp hỗ trợ nhịp thở và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính. Lựa chọn bài tập thể dục phù hợp với tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân có thể hạn chế một số triệu chứng như khò khè, khó thở.

2.4. Chế độ ăn uống

  • Cung cấp nước đầy đủ: Nước đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể. Đặc biệt, ở bệnh nhân viêm phế quản mãn tính thường có tình trạng ứ đọng đờm, dịch nhầy mũi họng, việc cung cấp đủ nước giúp cổ họng bệnh nhân luôn được ẩm và hỗ trợ làm loãng đờm, dịch tiết.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Bệnh nhân viêm phế quản mãn tính cần ăn uống đảm bảo cân bằng protid, glucid, lipid.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây: Bệnh nhân viêm phế quản mãn tính cần tăng cường các loại trái cây, rau xanh để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất.
  • Không nên ăn quá mặn, quá ngọt, hoặc các thức ăn giàu cholesterol.
  • Tránh các thức uống có ga, có cồn

2.5. Lối sống lành mạnh

  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, nếu buộc phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang để tránh các tác nhân độc hại.
  • Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa hàng trăm nghìn chất độc hại gây tổn thương lên phổi. Do đó, cần tránh xa khói thuốc lá nếu không muốn tình trạng viêm phế quản mãn tính trở nên trầm trọng hơn.
  • Giữ ấm cơ thể: Không khí lạnh, khô có thể khởi phát đợt cấp viêm phế quản mãn tính, do đó tránh để cơ thể nhiễm lạnh, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

2.6. Sử dụng thảo dược tự nhiên chữa viêm phế quản mãn tính

Bên cạnh các phương pháp đặc hiệu điều trị viêm phế quản mãn tính, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh như:

  • Mật ong, gừng: Giảm cảm giác nóng rát ở ngực, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
  • Hành tây: Giúp long đờm, lưu thông đờm.
  • Chanh: Giúp loại bỏ vi khuẩn, chất nhầy.
  • Xạ can: Thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu đàm.
  • Tạo giác: Thông khiếu, tiêu đờm, nhuyễn kiên.
  • Xạ đen: Giúp tiêu viêm, giải độc.
  • Bán biên liên, nhũ hương: Hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm phế quản.

Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như Xạ đen, xạ can, Bán liên biên, nhũ hương, tạo giác...Có tác dụng tái cấu trúc đường thở, nâng cao đề kháng hệ hô hấp và hỗ trợ điều trị viêm phế quản rất tốt. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm này, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

3. Bệnh nhân viêm phế quản mãn tính điều trị tại nhà khi nào cần đến bệnh viện?

Bệnh nhân viêm phế quản mãn tính đang điều trị tại nhà cần đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Viêm phế quản kéo dài trên ba tuần.
  • Sốt trên 38 độ C.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Ho ra máu.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Các triệu chứng bất thường khác khiến bệnh nhân lo lắng.

Tóm lại, viêm phế quản mãn tính là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm phế quản mãn tính tại nhà với các loại thuốc và các biện pháp điều trị hỗ trợ như tập thở, luyện tập thể dục, chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.

XEM THÊM:
  • Công dụng thuốc Phacoter
  • Công dụng cây dâm dương hoắc
  • Thuốc Arbidol là thuốc gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan