17-01-2025 20:08

Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết

Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng thời tiết là một bệnh lý ngoài da phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh viêm da dị ứng sẽ gây ra triệu chứng ngứa rát khó chịu ở trên da đồng thời ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm. Dưới đây là một số cách chữa viêm da dị ứng thời tiết hiệu quả.

1. Viêm da dị ứng là bệnh gì?

Viêm da dị ứng thời tiết là bên ngoài bề mặt da bị tổn thương do tình trạng viêm do sự kích hoạt của yếu tố thời tiết. Dị ứng thời tiết viêm da có khả năng khởi phát và gây tác động xấu tới bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Điển hình là vùng da mặt, tay chân hay các vùng da tiết nhiều mồ hôi.

Cơ chế tạo thành tình trạng dị ứng thời tiết viêm da là khi cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Nhiệt độ lên xuống bất thường khiến trung tâm điều hòa nhiệt ở não bộ không kịp hoạt động, cơ thể không thể thích nghi với điều kiện thời tiết mà từ đó tạo ra các phản ứng chống lại sự thay đổi đó.

Do đó mà viêm da dị ứng thời tiết có thể được phân loại thành dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ. Dị ứng thời tiết viêm da đặc biệt dễ gặp trong những ngày giao mùa, khí hậu hoặc nhiệt độ thay đổi nhanh chóng.

1.1. Nguyên nhân của viêm da dị ứng thời tiết

Nhiệt độ và độ ẩm thấp của những ngày thời tiết hanh khô cũng ảnh hưởng ít nhiều đến làn da. Khi đó, độ ẩm trên da thường sẽ giảm nhanh và dễ đóng vảy, bong tróc. Nếu không được dưỡng ẩm tốt, làn da có thể nguy cơ cao bị kích ứng và viêm.

Ngoài ra, thời tiết lạnh hanh khô còn thường kèm theo gió. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho các yếu tố dị nguyên phát tán rộng trong môi trường. Làn da sẽ dễ bị tấn công nếu không được che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài.

Bên cạnh vấn đề thời tiết thì một vài yếu tố khác sẽ cộng hưởng và làm bệnh khởi phát nhanh hơn:

  • Cơ địa nhạy cảm hoặc dễ kích ứng;
  • Hệ miễn dịch bệnh nhân suy giảm;
  • Gia đình có tiền sử dị ứng;
  • Mắc các bệnh lý về gan hoặc ung thư;
  • Uống thuốc kháng sinh;
  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hoặc mỹ phẩm.

1.2. Triệu chứng của viêm da dị ứng thời tiết

Các triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng thời tiết viêm da cũng tương tự với các dạng viêm da dị ứng khác. Tuy nhiên, trong trường hợp bị kích ứng do vấn đề thời tiết thì các triệu chứng thường xuất hiện trên diện rộng ở nhiều vùng da nào.

  • Các đốm ban đỏ xuất hiện trên diện rộng;
  • Ngứa ngáy và khó chịu, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột
  • Sắc tố da biến đổi (tăng sắc tố da hoặc giảm sắc tố da);
  • Bề mặt da sẽ sưng lên gây đau rát;
  • Đối với thời tiết hanh khô, da thường bị khô ráp và đóng vảy;
  • Đối với thời tiết nóng, da sẽ thường dễ nổi mụn nước li ti hoặc vết phồng rộp.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác của cơ thể như: Sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mặt và mũi....

Các biểu hiện trên cũng thường xảy ra khi trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết. Da trẻ sơ sinh và trẻ em còn rất nhạy cảm nên gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh để sớm thăm khám và điều trị kịp thời. Càng để lâu, bệnh sẽ diễn triển càng nhanh chóng và phát sinh nhiều vấn đề rủi ro.

2. Các cách chữa viêm da dị ứng thời tiết

2.1. Chữa viêm da dị ứng thời tiết tại nhà bằng mẹo dân gian

  • Tắm hoặc ngâm, rửa vùng da bị dị ứng thời tiết viêm da trong nước muối ấm để giảm ngứa và chống viêm.
  • Chữa viêm da dị ứng thời tiết bằng lá trầu không rửa sạch, đun sôi với nước và chút muối. Dùng nước này để ngâm và rửa vùng da viêm nhiễm giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, sát khuẩn ngoài da.
  • Đun sôi 1 nắm lá khế rửa sạch với nước và dùng nước lá khế để ngâm rửa vùng da có biểu hiện bị dị ứng thời tiết viêm da.

Dù vậy, bác sĩ và chuyên gia y tế đều khuyến cáo bệnh nhân không được tùy tiện áp dụng các mẹo chữa viêm da khi chưa được tư vấn cụ thể. Việc tùy tiện áp dụng các biện pháp trên có thể khiến vùng da bị viêm có nguy cơ bội nhiễm nguy hiểm.

2.2. Các thuốc chữa viêm da dị ứng thời tiết hiệu quả

2.2.1. Sử dụng thuốc kháng Histamin

Đối với bệnh viêm da dị ứng thời tiết, các thuốc kháng Histamin thế hệ 2 sẽ được dùng phổ biến:

  • Terfenadin
  • Fexofenadine
  • Astemizol
  • Cetirizin
  • Mizolastine
  • Acrivastin
  • Loratadin

Tuy nhiên, dù an toàn hơn nhóm thuốc thế hệ 1 nhưng thuốc kháng Histamin thế hệ 2 vẫn tiềm ẩn một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh rủi ro phát sinh.

2.2.2. Các thuốc điều trị viêm da dị ứng thời tiết khác

Nhóm thuốc này cũng thông dụng trong điều trị các vấn đề ngoài da, trong đó có bệnh viêm da dị ứng thời tiết. Chúng sẽ xoa dịu nhanh các triệu chứng đau ngứa đồng thời ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm. Từ đó có thể kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới và làm lành những tổn thương trên da.

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn:

  • Dung dịch hồ nước
  • Thuốc mỡ
  • Tacrolimus
  • Steroid

Đối với nhóm thuốc này bạn cũng cần thận trọng trong quá trình sử dụng. Bôi thuốc với hàm lượng và tần suất mà đã được chỉ định. Không nên bôi lớp quá dày hay dùng gạc y tế để băng vùng da bị tổn thương. Nếu có xuất hiện kích ứng cần ngưng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay.

XEM THÊM:
  • Uống nước dừa với lá trầu không có hại không?
  • Dấu hiệu viêm da dị ứng thời tiết
  • Cách chữa nấm âm đạo tại nhà

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan