Tôm, cua... là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp lại bị dị ứng với loại động vật này. Cách chữa dị ứng tôm cua thế nào? Các trị dị ứng tôm tại nhà ra sao,... cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Dị ứng tôm là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách chữa dị ứng tôm cua thì bạn cần biết dị ứng tôm, cua là gì? Theo đó, dị ứng tôm, cua được xếp vào nhóm dị ứng động vật có vỏ. Đây là phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể người với một loại protein trong các loại động vật có vỏ. Protein này được gọi là tropomyosin.
Khi bạn bị dị ứng với tôm, cua các kháng thể sẽ kích hoạt để giải phóng Histamine nhằm tấn công lại tropomyosin. Việc giải phóng Histamine này gây ra một số triệu chứng lâm sàng khó chịu với nhiều mức độ khác nhau, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Dị ứng tôm, cua thường có 2 con đường là ăn uống hoặc tiếp xúc với chúng như những người làm nghề chế biến thuỷ hải sản... Một số biểu hiện bạn đang bị dị ứng tôm cua gồm:
- Ngứa trong miệng;
- Đau bụng;
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Tiêu chảy;
- Nghẹt mũi;
- Khó thở;
- Sưng mặt;
- Sưng môi/lưỡi/họng...;
- Nổi ban/ mề đay;
- Choáng váng;
- Ngất xỉu.
Những triệu chứng dị ứng tôm này có thể xuất hiện từ vài phút đến khoảng 1h sau khi ăn hoặc hít phải. Một số trường hợp dị ứng tôm, cua nặng có thể kèm theo các biểu hiện sốc phản vệ, rất nguy hiểm có thể gây tử vong như:
- Cổ họng sưng;
- Khó thở;
- Mạch nhanh;
- Ngất xỉu;
- Mất ý thức;
- Sốc;
- Huyết áp tụt nhanh.
Dị ứng tôm cua nói riêng, dị ứng hải sản nói chung là tình trạng thường gặp. Một số chỉ có biểu hiện nhẹ, nhưng cũng có trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn cần nắm được các cách trị dị ứng tôm để xử trí khi chẳng may bản thân hoặc người thân gặp phải.
2. Cách chữa dị ứng tôm tại nhà
Khi ăn tôm, cua hay các loại hải sản, nếu như bạn có biểu hiện dị ứng. Lúc này, bạn có thể sử dụng các cách chữa dị ứng tôm tại nhà như:
2.1. Cách chữa dị ứng tôm tại nhà bằng mật ong
Sau khi ăn hải sản, tôm, cua... nếu có biểu hiện ngứa, râm ran hãy uống 1 ly nước mật ong. Dùng một cốc nước ấm, pha thêm vài thìa mật ong và uống hết. Đây là cách thường được dùng để chữa dị ứng tôm tại nhà, dễ làm mà hiệu quả.
Trong mật ong có nhiều khoáng chất, thậm chí có chất kháng viêm tự nhiên. Do đó, khi bị dị ứng tôm, cơ thể đang bị suy giảm năng lượng, việc uống mật ong có thể giúp tăng sức khoẻ, khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và làm giảm triệu chứng ngứa khó chịu do dị ứng tôm gây ra.
2.2. Uống nước chanh tươi các chữa dị ứng tôm tại nhà
Chanh có nhiều vitamin C, axit ascorbic.... Giúp làm lành vết thương, cung cấp dưỡng chất cho các mô liên kết. Do đó, khi bị dị ứng tôm bạn có thể uống một cốc nước chanh tươi sẽ giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu.
2.3. Trà gừng chữa dị ứng tôm tại nhà
Cách chữa dị ứng tôm tại nhà đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà đó là uống một cốc trà gừng. Dùng một vài lát gừng pha với nước ấm hoặc dùng trà gừng pha sẵn để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp gừng tươi, đậu xanh và lá tía tô đun lên lấy nước uống cũng là một cách chữa dị ứng tôm tại nhà rất hay.
Đối với các trường hợp dị ứng tôm thực tế không có cách điều bị dị ứng tôm hãy luôn mang theo thuốc chống dị ứng Epinephrine để dùng khi chẳng may ăn phải tôm, cua mà bị sốc phản vệ. Với các đối tượng bị dị ứng tôm cua nhẹ như ngứa, nổi mề đay... Bác sĩ khuyến cáo dùng các thuốc kháng Histamine như Benadryl...
Trong các trường hợp dị ứng tôm cua nặng cần phải đến cơ sở y tế để được điều trị, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định hay hướng dẫn từ bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa dị ứng tôm tại nhà. Các biện pháp này chỉ hỗ trợ tạm thời, nếu như bị dị ứng tôm, cua thì không nên ăn các thực phẩm này. Nếu chẳng may ăn phải cần có các biện pháp xử trí phù hợp, trường hợp nặng cần đến các bệnh viện để được điều trị đúng.
- Tôm, cholesterol: Dinh dưỡng và sức khỏe tim mạch
- Thành phần dinh dưỡng của tôm
- 8 loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất