Mục lục
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng để cơ thể trẻ được lớn lên và trí tuệ phát triển. Trẻ biếng ăn thường có biểu hiện từ chối, chống phá trong các bữa ăn. Lúc này trẻ thường phải đối diện với tình trạng không tăng cân đều đặn như những đứa trẻ khác, thậm chí sụt cân và suy dinh dưỡng. Vậy cha mẹ nên chế biến món ăn cho bé biếng ăn như thế nào là phù hợp?
1. Cách chế biến món ăn cho bé lười ăn
Khi chế biến món ăn cho bé, bố mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp cần biết đến các nguyên tắc cơ bản giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường:
- Các món ăn cần cung cấp đủ calo, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong suốt một ngày học tập và vui chơi
- Trẻ cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Có 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và các khoáng chất khác.
- Đa dạng hóa các loại thực phẩm từ các nhóm chất dinh dưỡng chính, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau cũng như kích thích vị giác của trẻ bằng các món ăn mới.
Đối với những trẻ biếng ăn, công việc này mang tính thách thức và đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn hơn. Trẻ từ chối, phản đối, chán nản và dễ cáu kính khi đến giờ ăn có thể là do chúng không muốn ăn hoặc thậm chí không thể ăn. Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ chỉ là sự trùng lặp với những thay đổi tâm sinh lý khi chúng lớn lên, bố mẹ không nên quá lo lắng vì sẽ tự hồi phục. Mặt khác khi chế độ ăn không hợp lý, trẻ được bổ sung quá nhiều thức ăn nhanh khiến chúng có cảm giác no lâu, không thấy đói vào các bữa ăn chính từ đó sẽ làm trẻ từ chối thức ăn. Trong một số ít trường hợp khác, trẻ mắc phải chứng biếng ăn tâm thần nên có biểu hiện biếng ăn. Lúc này trẻ thực sự không thể ăn và bố mẹ cần đưa trẻ đến khám với chuyên gia.
Trẻ biếng ăn là một điều không mong muốn của tất cả các bậc làm cha mẹ. Tình trạng này cần phải được chấm dứt càng sớm càng tốt để trẻ lấy lại sự phát triển bình thường và khỏe mạnh như các bạn cùng trang lứa khác. Một trong những điều bố mẹ có thể làm là thay đổi cách chế biến món ăn cho bé phù hợp với trẻ biếng ăn. Một số lưu ý được liệt kê bên dưới như:
- Lập kế hoạch ăn uống cho mỗi tuần. Mỗi lần một tuần, hãy ngồi xuống và lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần kế tiếp của trẻ.
- Sưu tầm và thử nấu nhiều món ăn đa dạng. Lên kế hoạch ít nhất 4-5 món cho bữa tối hàng tuần. Hãy thử lập kế hoạch cho bữa ăn với các thành phần đơn giản và tiết kiệm chi phí có thể được điều chỉnh theo nhu cầu và sở thích của trẻ.
- Lên kế hoạch cho bữa trưa ở trường. Nếu con bạn đang ở tuổi đến trường, cố gắng lên kế hoạch tự chuẩn bị cho ít nhất năm bữa trưa trong tuần của trẻ. Việc làm này thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của bố mẹ dành cho trẻ, có ích trong trường hợp trẻ biếng ăn tâm thần.
- Cho trẻ tự ý lựa chọn cách chế biến món ăn cho chúng. Khi lên kế hoạch cho các bữa ăn trong ngày, hãy hỏi thử ý kiến của trẻ và cố gắng điều chỉnh sao cho trẻ cảm thấy thích thú.
- Đừng quên bổ sung các món ăn nhẹ.
- Chế biến thức ăn đủ chất dinh dưỡng với mục đích giúp trẻ tăng cân. Nếu trẻ biếng ăn kéo dài và cần tăng cân nhanh chóng, chúng có thể cần tuân theo một chế độ ăn rất nhiều calo. Bạn nên mua thêm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu calo.
- Nếu trẻ không may mắc phải chứng biếng ăn tâm thần và đang trong thời gian hồi phục, cần ưu tiên và dành thời gian cho việc lập kế hoạch bữa ăn và mua sắm thực phẩm thường xuyên hơn
2. Một số biện pháp hỗ trợ trẻ biếng ăn
Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của trẻ và một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp trẻ ăn tốt hơn là hỗ trợ ngay trong giờ ăn. Dưới đây là một số gợi ý từ các bậc cha mẹ khác về các cách hỗ trợ hiệu quả nhất dành cho trẻ biếng ăn:
- Luôn có mặt mọi lúc mọi nơi khi trẻ cần. Ngay cả khi trẻ đang ngồi ăn tại bàn và đọc sách hoặc ngồi và nói chuyện, chúng chỉ cần bố mẹ ở đó.
- Hãy giữ kỷ luật với trẻ. Không thương lượng và nhún nhường trẻ quá đà.
- Ăn cùng trẻ trong tất cả các bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Hãy bình tĩnh và khuyến khích chúng ăn.
- Hỗ trợ trẻ nhiệt tình và đầy yêu thương.
- Cho trẻ ăn trong một không gian yên tĩnh. Thường thì âm nhạc hoặc thậm chí video có thể giúp ích.
- Khi trẻ không thể ăn hết khẩu phần ăn của mình, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn thêm một miếng nữa. Tiếp tục làm điều này cho đến khi chúng hoàn thành bữa ăn.
Bên cạnh việc có một thực đơn phong phú và cách chế biến món ăn đa dạng, để kích thích trẻ ăn ngon cha mẹ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng biếng ăn ở trẻ có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng khác.
Hy vọng với những chia sẻ về cách chế biến món ăn cho bé lười ăn sẽ giúp cha mẹ biết được cách chăm sóc trẻ cũng như khắc phục được tình trạng lười ăn của con một cách hiệu quả nhất.
Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng lười ăn ở trẻ độ tuổi ăn dặm?
- Lưu ý khi nấu cháo yến mạch cho trẻ ăn dặm
- Trẻ không chịu ăn dặm nguyên nhân do đâu?