Mục lục
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Nhiễm trùng sơ sinh là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao đứng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp. Do đó việc chẩn đoán sớm dựa trên các kết quả xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh là việc làm rất cần thiết để có biện pháp can thiệp kịp thời.
1. Nhiễm trùng sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng xảy ra từ lúc mới sinh cho đến 28 ngày tuổi. Nhiễm trùng sơ sinh có nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau sinh. Nhiễm trùng sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao đứng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm trùng sơ sinh có thể được lây truyền từ mẹ sang con, và có nguy cơ cao đối với trẻ sinh non.
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh thường không rõ ràng. Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng sơ sinh như:
- Sốt cao đột ngột, hoặc giảm thân nhiệt, đôi khi có thể kèm theo co giật
- Có biểu hiện rối loạn nhịp thở, thường thở nhanh nông, thở rên
- Nhịp tim nhanh, thóp phồng, hạ huyết áp
- Trẻ quấy khóc, không bú được, bỏ bú, nôn trớ kèm theo triệu chứng tiêu chảy
- Da mặt tím tái, xanh xao, có thể kèm theo ban ngoài da hoặc nốt xuất huyết.
- Các biểu hiện khác như viêm nhiễm khuẩn ở vùng rốn, ngoài da hoặc các ổ nhiễm trùng khác.
2. Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh
Một số xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh ví dụ như công thức máu, cấy máu, cấy dịch dạ dày, cấy nước tiểu,...
2.1 Xét nghiệm công thức máu
Công thức máu toàn phần phản ánh tình trạng đáp ứng của tủy xương đối với các nhiễm trùng trong cơ thể. Đáp ứng xảy ra đầu tiên đối với tất cả các loại nhiễm trùng là sự tăng lên về số lượng bạch cầu. Chỉ số bạch cầu tăng trên 25.000/mm3 hoặc giảm dưới 5000/mm3. Hiện tượng giảm bạch cầu thường xảy ra ở những giai đoạn đầu của bệnh. Nếu chỉ số bạch cầu trung tính giảm thường gợi ý đến một nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gây nên. Số lượng tiểu cầu thường giảm dưới 100.000/mm3.
CRP là một hoạt chất tăng sớm về số lượng và là hoạt chất nhạy cảm hàng đầu trong chuỗi các protein tham gia phản ứng ở giai đoạn đầu của quá trình viêm cấp. Thường sau khi kích thích quá trình viêm khoảng 3-6 giờ, chỉ số CRP sẽ bắt đầu tăng và đạt đỉnh điểm trong khoảng từ 36-48 giờ sau viêm. CRP là thành phần không di chuyển được qua nhau thai.Chỉ số CRP (+) khi tăng lên trên 10mg/lít và không tăng trong các bệnh lý mạn tính.
Chỉ số CRP cho phép:
- Loại trừ nhiễm trùng sơ sinh.
- Hoặc, cho phép ngừng sử dụng kháng sinh sớm đối với trẻ.
- Hoặc, theo dõi đáp ứng của kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng sơ sinh có tăng CRP.
- Lưu ý, chỉ số CRP đơn độc không có giá trị chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm trùng.
2.2 Cấy dịch xét nghiệm
Nuôi cấy được gọi là phương pháp chẩn đoán trụ cột trong chẩn đoán các bệnh lý nhiễm trùng nói chung và ở bệnh nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh nói riêng.
Cấy dịch hoặc cấy máu để xác định sự có mặt của vi khuẩn trong các trường hợp bệnh lý này. Lượng thể tích cấy tối thiểu phải cần 1ml dịch hoặc máu.
Nếu cấy cho kết quả dương tính trên hai mẫu khác nhau thì có giá trị định hướng vi khuẩn.
- Cấy máu:Cấy máu (+) là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh mà đặc biệt là nhiễm trùng huyết.
- Cấy nước tiểu: Để xác định tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Cấy mủ: Ở da hoặc ở rốn. Bệnh phẩm có thể lấy ở tất cả các vị trí có ổ mủ, làm phân lập để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Mủ có thể là dạng chất đặc lỏng hay nhầy có màu đỏ hoặc vàng, xanh, hôi tanh. Lưu ý làm cấy mủ trước khi cho bệnh nhân điều trị để có được kết quả chính xác nhất.
- Soi cấy phân: Lấy bệnh phẩm là phân để soi cấy có thể giúp chẩn đoán các tình trạng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân có mủ hay nhầy máu... Cấy phân nên lấy bệnh phẩm ở giai đoạn sớm, càng sớm càng tốt và lấy trước khi cho bệnh nhân điều trị kháng sinh.
- Cấy dịch dạ dày: Xác định tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa nói chung, dạ dày nói riêng. Đặc biệt lưu ý ở những trường hợp có nhiễm khuẩn do vi khuẩn HP.
2.3 Xét nghiệm dịch âm đạo
Lấy dịch âm đạo của người mẹ để làm xét nghiệm do trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh từ mẹ trong quá trình sinh đẻ. Việc xét nghiệm dịch âm đạo sẽ giúp phân lập được các virus hay vi khuẩn hoặc xác định được nguyên nhân có phải do nấm gây nên bệnh để từ đó có phương pháp điều trị tốt hơn.
2.4 Chọc dò tủy sống
Chọc dò tủy sống nhằm mục đích đánh giá xem bệnh nhân có bị viêm màng não hay không.
Xét nghiệm dịch não tủy:
- Nếu có chỉ số lymphocyte tăng hướng chẩn đoán đến nhiễm trùng do virus.
- Nếu có chỉ số bạch đầu trung tính tăng: Chẩn đoán nhiễm trùng do vi khuẩn.
Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác
- Chụp xquang phổi.
- Làm xét nghiệm chứng năng đông máu.
- Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thận.
- Điện giải đồ.
3. Chẩn đoán xác định nhiễm trùng sơ sinh
Để chẩn đoán xác định nhiễm trùng sơ sinh cần dựa vào các biểu hiện lâm sàng với kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ. Nếu biểu hiện lâm sàng rõ ràng thì có thể khẳng định chắc chắn là trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh cho dù kết quả xét nghiệm cận lâm sàng là âm tính hay dương tính.
- Nếu trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ bị nhiễm trùng
- Kết quả xét nghiệm dương tính: Bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính có thể cho theo dõi thêm và làm xét nghiệm lại để chẩn đoán.
Nếu bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng hoàn toàn không hướng đến chẩn đoán thì cho dù xét nghiệm cận lâm sàng là âm tính hay dương tính thì đều được khuyên sẽ theo dõi thêm trước khi tiến hành điều trị.
Chẩn đoán mức độ nặng khi bệnh nhân nhiễm trùng sơ sinh có kèm theo một số biểu hiện như sau:
- Suy hô hấp
- Suy tuần hoàn
- Suy giảm chức năng từ 2 cơ quan khác nhau trong cơ thể trở lên
Tóm lại, nhiễm trùng sơ sinh là một trong những bệnh lý có nguy cơ tử vong cao đứng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp, do đó cần chẩn đoán sớm các biểu hiện của nhiễm trùng sơ sinh và làm các xét nghiệm để được điều trị kịp thời và có hiệu quả. Các bà mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng và các bất thường của trẻ để cho em bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
- Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh
- Xử trí nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
- Sự nguy hiểm của nhiễm khuẩn sơ sinh