Mục lục
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con, người mẹ cần thực hiện những xét nghiệm theo định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết, bao gồm cả xét nghiệm máu và nước tiểu. Vậy xét nghiệm nước tiểu quan trọng như thế nào và thời điểm nào cần làm xét nghiệm nước tiểu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một phương thức giúp kiểm tra những thành phần có trong nước tiểu, giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng bệnh hay biết được các vấn đề mà phụ nữ mang thai có thể gặp phải.
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có các công dụng sau:
- Khi nghi ngờ mang thai xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán ban đầu có thai hay không ?
- Trong thai kỳ xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm các bệnh lý về thận , đường tiết niệu, bàng quang để kịp thời điều trị vì bệnh lý về thận và đường tiết niệu gây ảnh hưởng cho quá trình mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ gây bệnh ký tiền sản giật.
- Nếu xét nghiệm cho thấy nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ cáo thể đây là dấu hiệu bệnh lý nội khoa kết hợp khác .
- Nếu có đường trong nước tiểu thì thai phụ có thể bị tiểu đường thai kỳ;
- Quá trình phân tích sinh hóa của nước tiểu có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán sỏi thận và porphyria;
- Nếu phân tích dưới kính hiển vi tế bào đổ ra từ niêm mạc bàng quang xuất hiện trong nước tiểu, có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư bàng quang;
- Xét nghiệm nước tiểu có thể nhận biết được các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, virus Herpes, giang mai...
- Trong quá trình kiểm tra bằng que thử nếu phát hiện có enzym (do bạch cầu tạo ra) hoặc nitrite (do vi khuẩn tạo ra) thì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu;
Mỗi lần đi khám thai, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm nước tiểu khi mang thai, đây là cách chuẩn xác để phát hiện những yếu tố nguy cơ trong thai kỳ. Chính vì vậy mà việc xét nghiệm nước tiểu này không thể bỏ qua khi mang thai.
2. Bà bầu xét nghiệm nước tiểu khi nào?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là vô cùng cần thiết. Lần đầu tiên khám thai bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như: bệnh lý về thận, nhiễm trùng đường tiểu...
Bước vào tuần 12 của thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu được xem là xét nghiệm quan trọng để giúp mẹ tầm soát được những nguy cơ có thể xảy ra như: các bệnh lây qua đường tình dục, tiểu đường...
Khi thai trên 20 tuần bạn được xét nghiệm lại mỗi tháng để đánh giá thêm về nguy cơ tiền sản giật (có đạm niệu và cao huyết áp). Thai kỳ nguy cơ tiền sản giật thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể diễn biến thành tiền sản giật nặng hoặc sản giật, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ và con.
3. Lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu
Mẹ bầu nên nhịn ăn và nhịn đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.
Để quá trình xét nghiệm nước tiểu được diễn ra thuận lợi mẹ bầu cần lưu ý:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch , không nên sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit quá cao vì sẽ dễ làm thay đổi môi trường của âm đạo;
- Mẹ không nên ăn các loại thực phẩm có màu đậm vì có thể khiến nước tiểu đổi màu như: củ cải đường, quả mâm xôi hoặc đại hoàng...;
- Trước khi thực hiện xét nghiệm mẹ bầu không nên tập thể dục quá sức;
- Không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả viên uống vitamin, thực phẩm chức năng vì những thành phần trong thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả chỉ số xét nghiệm nước tiểu khi mang thai;
Để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai Chương trình Chăm sóc Thai sản, trong đó có sử dụng các phương pháp thăm khám, chẩn đoán tiên tiến nhất, có bao gồm cả xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của mẹ và thai nhi, giúp xử lý kịp thời, đảm bảo thai kỳ an toàn, thuận lợi cho mẹ và bé.
- Kết quả xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có thể dự báo điều gì?
- Vì sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
- Ý nghĩa chỉ số KET (Ketone) trong nước tiểu