Mục lục
Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của trẻ và chính là rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Đối với trẻ em, cơ thể chưa được phát triển toàn diện nên có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn. Một trong số những nguyên nhân phổ biến làm giảm sức đề kháng ở trẻ như suy giảm hệ miễn dịch, môi trường ô nhiễm hay do cách chăm sóc của cha mẹ,...
1. Suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch chính là hàng rào bảo vệ cơ thể trước những tác nhân xâm nhập vào cơ thể như virus, ký sinh trùng, vi khuẩn. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cho cơ thể của trẻ đẩy lùi được sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nhờ vào tác động làm tăng sinh tế bào lympho B và lympho T.
Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm được chia thành 2 nguyên nhân chính bao gồm: suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.
- Suy giảm miễn dịch nguyên phát: do sự khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn các tế bào mầm dòng lympho và suy giảm chức năng của tế bào lympho B và lympho T. Khiếm khuyết hệ thống thực bào, rối loạn bổ thể hoặc trẻ mắc phải những bệnh lý như bệnh thiếu máu hồng cầu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường,... cũng làm cho trẻ suy giảm miễn dịch.
- Suy giảm miễn dịch thứ phát: thường xảy ra do những nguyên nhân từ bên ngoài như tia X-quang, điều trị có sử dụng glucocorticoid, có can thiệp phẫu thuật hoặc chấn thương.
2. Cơ địa
Sức đề kháng của trẻ có khỏe mạnh hay không một phần là do di truyền của người mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú. Sức đề kháng của mẹ sẽ truyền sang con bao gồm khả năng chống đỡ, khả năng sống, khả năng thích ứng với môi trường, các loại kháng thể chống lại những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm,...
3. Môi trường ô nhiễm
Trẻ em sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, không trong lành và thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, khói bụi và ô nhiễm,... sẽ khiến cho phổi bị nhiễm bẩn. Từ đó, ngăn chặn các tế bào lympho T dẫn tới viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới giảm sức đề kháng ở trẻ. Bởi vì thuốc lá có chứa đến hơn 4000 chất độc hại, trong đó có oxit nitơ, carbon monoxide và nhiều chất gây ung thư khác. Khi trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên, những chất độc trên sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra thay đổi chức năng miễn dịch và từ đó giảm sức đề kháng ở trẻ.
4. Cách chăm sóc không phù hợp
Trong những năm đầu đời của trẻ, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng. Hơn nữa, trong sữa mẹ còn chứa một lượng lớn kháng thể giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Nếu trong 6 tháng đầu mẹ cho trẻ bú ít sữa mẹ sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy giảm và dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ sẽ có những giai đoạn biếng ăn. Vào những thời điểm này, nếu cha mẹ không có biện pháp cung cấp đầy đủ chất dưỡng cho trẻ thì rất dễ dẫn tới nhiễm các bệnh do vi khuẩn hay virus gây nên. Ngoài ra, nhiều cha mẹ lo sợ con ra ngoài bị nhiễm bệnh nên luôn cho con ở trong nhà không tiếp xúc với môi trường xung quanh. Chính điều này đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và hoạt động thể chất của trẻ, đồng thời vừa gây suy giảm hệ miễn dịch do thiếu tổng hợp vitamin D. Trẻ sẽ càng dễ đau ốm, yếu ớt đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
5. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều bậc phụ huynh khi con ốm thường tự ý mua thuốc kháng sinh về cho trẻ uống. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh thường có hai mặt của nó, vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại, vừa tiêu diệt vi khuẩn có lợi bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc tự ý mua thuốc cũng làm cho việc điều trị sai mục đích và không đúng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, trẻ sẽ càng dễ tái phát bệnh hơn và làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn và virus.
6. Trẻ bị stress
Nhiều cha mẹ thường đặt kỳ vọng vào trẻ nên vô hình chung gây nên những áp lực căng thẳng về học tập của trẻ. Khi đó nồng độ estrogen và testosterone cũng bị suy giảm, dẫn tới mất cân bằng nội tiết, từ đó làm cho hệ miễn dịch giảm và sức đề kháng yếu, cơ thể của trẻ cũng không còn khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần phải cân bằng giữa việc học và chơi, cho bé thư giãn, nghỉ ngơi không tạo căng thẳng hay đặt nhiều áp lực và kỳ vọng lên các trẻ.
Tóm lại, sức đề kháng đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của trẻ và chính là rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Một trong số những nguyên nhân phổ biến làm giảm sức đề kháng ở trẻ như suy giảm hệ miễn dịch, môi trường ô nhiễm hay do cách chăm sóc của cha mẹ,... Do vậy, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như tiêm chủng đầy đủ vắc xin, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bằng cách bổ sung 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, đồng thời bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
- Vắc-xin "huấn luyện" cơ thể cách tiêu diệt mầm bệnh như thế nào?
- Bị Covid ăn được thịt gà không?
- Dầu thông có tác dụng gì?