17-01-2024 12:24

Các môn thể thao đồng đội: Cảnh giác rách sụn chêm

Các môn thể thao đồng đội: Cảnh giác rách sụn chêm

Chấn thương thể thao là một thuật ngữ dùng để đề cập đến các chấn thương thường xảy ra nhất trong khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao đồng đội hoặc tổn thương trong quá trình tập luyện. Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể đều có khả năng bị thương nhưng chủ yếu nhất là những chấn thương ở hệ thống cơ - xương - khớp và các mô liên quan như sụn chêm, dây chằng.

1. Chấn thương rách sụn chêm khi chơi các môn thể thao đồng đội

Sụn chêm là một bộ phận vô cùng quan trọng của khớp gối bao gồm 2 mấu sụn có hình cái nêm ở mỗi bên gối. Sụn chêm có chức năng giảm xóc cho khớp gối, đóng vai trò như chiếc đệm lót cho khớp và giúp duy trì sự ổn định cho đầu gối. Nếu chúng ta đột ngột chuyển hướng khi chạy hoặc thực hiện các động tác vặn gối quá mạnh, quá nhanh sẽ khiến sụn chêm bị tổn thương hay còn gọi là rách sụn chêm. Đây là loại chấn thương khớp gối thường gặp nhất ở những người lớn tuổi hoặc người chơi các môn thể thao đồng đội có sự va chạm mạnh.

Phần lớn những người bị rách sụn chêm khớp gối thường bị rách sụn chêm trong nhiều hơn là sụn chêm ngoài. Khi đó bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: đau đầu gối, sưng gối, cứng khớp, khó thực hiện động tác co và duỗi chân, có cảm giác lạo xạo ở gối là nghe tiếng lục khục khi di chuyển.

Nếu tình trạng rách sụn chêm khớp gối không được thăm khám và điều trị kịp thời, đầu gối của người chấn thương có thể bị khóa cứng do mảnh sụn chêm bị rách do chấn thương có thể di chuyển ra ngoài vị trí của nó và đi vào ổ khớp.

Các vận động viên, đặc biệt là những vận động viên thể thao đồng đội (ví dụ như bóng đá, các hoạt động liên quan đến xoay vòng khớp gối như quần vợt hoặc bóng rổ) thường thực hiện các hoạt động khiến đầu gối phải xoay, chuyển hướng đột ngột. Vì vậy nguy cơ bị rách sụn chêm rất cao khi tập luyện hoặc trong quá trình thi đấu. Tuy nhiên, rách sụn chêm khớp gối vẫn có thể gặp ở bất cứ ai, ở mọi độ tuổi và nguy cơ bị rách sụn chêm cũng sẽ gia tăng khi chúng ta lớn tuổi do sụn bị mài mòn.

thể thao đồng đội
Những vận động viên thể thao đồng đội dễ có nguy cơ bị rách sụn chêm

2. Dấu hiệu rách sụn chêm liên quan đến thể thao đồng đội

Rách sụn chêm liên quan đến các môn thể thao đồng đội thường xảy ra đồng thời các tổn thương khớp gối khác. Khi đó, các dấu hiệu gợi ý rách sụn chêm bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức gối;
  • Sưng phù, cứng khớp gối. Một số trường hợp khớp gối có thể bị khóa cứng hoàn toàn;
  • Phạm vi vận động khớp bị giới hạn.

Để chẩn đoán chính xác có rách sụn chêm hay không, bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, bác sĩ điều trị có thể chỉ định một số cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán như sau:

  • Chụp X-quang khớp gối;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối.

Sau khi thi đấu các môn thể thao đồng đội và phát hiện tình trạng đau, sưng phù khớp gối hoặc hạn chế cử động gối, người bệnh đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Mỗi người chúng ta đều có cơ địa khác nhau, do đó người bệnh nên trao đổi ý kiến với bác sĩ để chọn ra phương án điều trị an toàn, thích hợp nhất.

3. Phương pháp điều trị rách sụn chêm khớp gối

Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình sẽ có biện pháp điều trị rách sụn chêm khớp gối khi chơi các môn thể thao đồng đội tùy thuộc vào loại, kích thước và vị trí vết rách trên sụn chêm:

  • Đối với những vết rách sụn chêm ở vùng 1/3 ngoài hay vùng có lượng máu nuôi dồi dào có thể tự hồi phục hoặc khi cần điều trị có thể không phải phẫu thuật. Một đặc điểm điển hình của rách sụn chêm khớp gối vị trí này là rách theo chiều dọc;
  • Ngược lại, với rách sụn chêm ở vùng 2/3 còn lại, có ít hoặc không có mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến tổn thương không thể phục hồi. Rách sụn chêm khớp gối vùng này thường chỉ được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật cắt bỏ.

Ngoài những tiêu chí nêu trên, một số đặc điểm khác như tuổi tác người bệnh, mức độ hoạt động và các tổn thương liên quan... là những yếu tố ảnh hưởng đến hướng điều trị của bác sĩ.

3.1. Điều trị rách sụn chêm không phẫu thuật

Đối với những vết rách sụn chêm nhỏ ở 1⁄3 ngoài của, người bệnh không cần phải mổ nếu các dấu hiệu bệnh giảm hoặc biến mất, đồng thời đầu gối còn duy trì ổn định. Các bước điều trị rách sụn chêm không phẫu thuật được thực hiện theo liệu trình RICE. Liệu trình này mang lại hiệu quả cao đối với đa số chấn thương liên quan thể thao đồng đội. RICE bao gồm các biện pháp cho người bệnh nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó vết thương hoặc băng ép và cuối cùng la kê cao chân.

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần ngưng tuyệt đối các hoạt động gây ra chấn thương. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng nạng để tránh đặt trọng lượng lên chân;
  • Chườm lạnh: Người bệnh nên sử dụng túi chườm lạnh vài lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 20 phút. Lưu ý cần tránh để đá lạnh trực tiếp lên da;
  • Băng ép: Biện pháp này giúp hạn chế tình trạng đầu gối sưng phù và mất máu (khi có tổn thương mạch máu);
  • Nâng cao chân: Bệnh pháp này hiệu quả giúp người bệnh giảm sưng phù khớp gối. Đơn giản là mỗi khi nghỉ ngơi hãy nằm ngửa và đưa chân lên cao hơn tim.

Bên cạnh RICE, người bệnh rách sụn chêm khớp gối có thể cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như kháng viêm không steroid (như aspirin và ibuprofen), thuốc giảm đau và thuốc giảm phù nề.

thể thao đồng đội
Điều trị rách sụn chêm do thể thao đồng đội không phẫu thuật

3.2. Điều trị rách sụn chêm bằng phương pháp phẫu thuật

Những bệnh nhân điều trị bảo tồn nhưng các triệu chứng tại khớp gối vẫn kéo dài, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị người bệnh giải quyết bằng phẫu thuật. Thời kỳ trước đó, phẫu thuật mở được áp dụng rất phổ biến nhất nhưng hiện nay đã phát triển một số phương pháp phẫu thuật khác như:

  • Phẫu thuật nội soi một phần: Ở biện pháp phẫu thuật rách sụn chêm này, bác sĩ sẽ loại bỏ những mô sụn tổn thương không phục hồi được;
  • Phục hồi vết rách sụn chêm khớp gối: Một số tình huống sẽ được bác sĩ chỉ định khâu sụn chêm. Biện pháp điều trị này giảm thiểu được các vết rách và cải thiện tình trạng chung của người bệnh;
  • Phục hồi chức năng: Sau khi hoàn thành giai đoạn phẫu thuật, người bệnh có thể được bác sĩ bó bột hoặc nẹp cố định đầu gối. Đối với người bệnh đã được phục hồi vết rách sụn chêm sẽ phải sử dụng nạng hỗ trợ đi lại trong thời gian 1 tháng.

Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình có thể hướng dẫn, tư vấn người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật rách sụn chêm đầu gối. Người bệnh nên thường xuyên tập luyện thể dục với mục đích chính là khôi phục khả năng vận động, hồi phục sức mạnh của khớp gối. Người bệnh có thể làm quen với các bài tập để cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối. Đa số thời gian phục hồi chức năng sau rách sụn chêm đều diễn ra tại nhà, mặc dù bác sĩ có thể đề nghị phương pháp trị liệu vật lý khác kèm theo. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật rách sụn chêm khớp gối là khoảng 3 tháng.

XEM THÊM:
  • Rách sụn chêm có hồi phục được không?
  • Sau rách sụn chêm có đá bóng được không?
  • Những điều cần biết về sụn chêm hình đĩa ở trẻ em

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan