17-01-2024 12:44

Các loại vitamin dinh dưỡng cho trẻ béo phì

Các loại vitamin dinh dưỡng cho trẻ béo phì

Thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là vấn đề phổ biến hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn. Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ thừa cân thì có quan niệm sai lầm là cắt giảm thực đơn của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì một cách hợp lý, đồng thời bổ sung thêm vitamin để trẻ phát triển khỏe mạnh.

1. Vitamin D

Theo một nghiên cứu, bổ sung Vitamin D có thể thúc đẩy giảm cân ở trẻ em béo phì. Nó cũng có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim và bệnh chuyển hóa trong tương lai ở trẻ em thừa cân. Những phát hiện này chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin D giúp giải quyết tình trạng béo phì ở trẻ em và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, không cung cấp đủ vitamin D cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì thiếu canxi do vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi.

Bên cạnh bổ sung vitamin D thông qua các chế phẩm thuốc trên thị trường thì các mẹ cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin D như: cá hồi, nấm, trứng, ...

2. Vitamin A

Vitamin A cung cấp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các bệnh mãn tính. Vitamin A đóng một vai trò quan trọng đối với thị lực, làn da, sản xuất tế bào, hệ thống miễn dịch và bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng. Trẻ em ăn chế độ giàu vitamin này, đặc biệt là từ các nguồn thực vật đã được chứng minh là sống lâu hơn và ít bệnh tật hơn.

Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ. Trong trường hợp trẻ được bú sữa mẹ thì bổ sung duy nhất 1 liều 50.000 UI vitamin A. Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, uống 1 liều 100.000 UI vitamin A. Trẻ trên 1 tuổi, uống 200.000 UI vitamin A mỗi 6 tháng.

Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể bổ sung vitamin A cho bé thông qua khẩu phần ăn gồm những thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, gan và cà rốt,...

3. Vitamin E

Vitamin E là vitamin tan trong chất béo thứ ba cần được đánh giá trong bệnh béo phì. Vitamin E giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi trùng.

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần 9 IU vitamin E mỗi ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: cần 10,5 IU vitamin E mỗi ngày

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin E: rau có màu xanh thẫm (cải bó xôi), ngũ cốc, trứng,...

dinh dưỡng cho trẻ béo phì
Dinh dưỡng cho trẻ béo phì cần đảm bảo cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết

4. Vitamin B12 và folate

Folate và vitamin B12 cùng với nhau là những chất góp phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Lượng folate cũng cung cấp các nhóm methyl trong chế độ ăn uống cần thiết cho quá trình methyl hóa DNA và biểu hiện gen sau đó, tức là những yếu tố chính đóng góp vào các yếu tố quyết định biểu sinh của nguy cơ tim mạch và béo phì.

Thiếu vitamin B12 ở trẻ em thường sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng không đặc hiệu như chậm phát triển, cáu gắt, biếng ăn, thiếu máu và suy nhược cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể do thiếu vitamin trong chế độ ăn uống hoặc vitamin không được hấp thụ đúng cách.

Vitamin B12 có sẵn chủ yếu trong thức ăn từ động vật như gan bò, cá, thịt, thịt gia cầm, động vật có vỏ, trứng, sữa và bơ sữa.

5. Các nguyên tố vi lượng

  • Sắt: Sắt là nguyên tố cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Trẻ em thừa cân hoặc béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Nếu trẻ đang uống sữa công thức tăng cường chất sắt, trẻ có khả năng nhận được đủ lượng sắt khuyến nghị. Nếu trẻ bú sữa mẹ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung sắt. Thuốc bổ sung sắt có thể là thuốc nhỏ sắt được cung cấp với liều lượng cụ thể hoặc chất sắt có trong chất bổ sung vitamin. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc - thường trong độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng - hãy cung cấp thực phẩm có bổ sung chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc, thịt và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, các nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.
  • Kẽm: là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ và xương. Thiếu kẽm làm cho trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm gồm có thịt đỏ, một số hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Selen: là một đồng yếu tố trong việc điều chỉnh enzyme. Nó cũng giúp duy trì sức khỏe của mô và cơ. Các thực phẩm bổ sung selen cho trẻ như lúa mì, yến mạch, bắp, bắp cải, đậu hà lan, cà rốt, củ cải, pho mai, nấm, cá hồi, thịt gà,...

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, vì vậy cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với việc rèn luyện thể lực, vui chơi và bổ sung các loại vitamin để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa các bệnh lý.

XEM THÊM:
  • Sau mổ thay khớp háng nên ăn gì?
  • Viêm dạ dày tự miễn và các bệnh lý liên quan
  • Chẩn đoán viêm dạ dày tự miễn (Phần 2)

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan