17-01-2024 10:48

Các hormone sinh ra từ tuyến yên

Các hormone sinh ra từ tuyến yên

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tuyến yên có những loại tế bào tuyến khác nhau, mỗi loại tế bào tuyến tiết ra một loại nội tiết tố (hormone) tương ứng và đồng thời tác động lên các cơ quan hay tuyến nội tiết khác của cơ thể. Thùy trước tuyến yên sản xuất các hormone có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể trên phạm vi rất rộng. Thùy trước tuyến yên có ít nhất bảy loại hormone khác nhau được tiết ra trong khi đó thùy sau tuyến yên chỉ sản xuất hai loại hormone.

1. Sinh lý tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone). Đây là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Tuyến yên có vai trò kiểm soát chức năng của cơ thể bằng cách phóng thích các hormone (còn được gọi là nội tiết tố) vào máu. Các hormone tuyến yên được vận chuyển vào trong máu để đến các cơ quan đích (target).

Thông thường tại các cơ quan đích, chúng làm phóng thích một hormone thứ hai. Cơ quan đích có thể là tuyến nội tiết đặc biệt hoặc là các loại mô khác nhau trong cơ thể như một số nhóm tế bào.

Tuyến yên có hai phần (thùy) chính: Tuyến yên trước (ở phía trước)tuyến yên sau (ở phía sau). Hai phần này phóng thích tiết nội tiết tố khác nhau nhắm đến các cơ quan đích khác nhau của cơ thể.

2. Hormone tuyến giáp

2.1 Tác dụng

  • Tác dụng trong tất cả các giai đoạn tổng hợp, bài tiết hormone giáp.
  • Dinh dưỡng tuyến giáp và tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp.
  • Kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp là triiodothyronine (T3)thyroxine (T4).
  • Kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm nhịp tim, nhiệt độ và sự trao đổi chất.

2.2. Điều hoà bài tiết

TSH được bài tiết do cơ chế điều khiển của TRH, phụ thuộc vào nồng độ T3, T4 tự do theo cơ chế điều hòa ngược. Nồng độ bình thường người trưởng thành là 2,12 (0,91 mU/L).

Hormone tuyến giáp có tác dụng gì?
Hormone tuyến giáp có tác dụng gì?

3. Hormone tuyến thượng thận

3.1. Tác dụng

  • Dinh dưỡng, kích thích sự tổng hợp và bài tiết hormone vỏ thượng thận.
  • Tác dụng chủ yếu lên lớp bó và lớp lưới bài tiết glucocorticoid và androgen.
  • Kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol quan trọng trong việc kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, lượng đường trong máu và huyết áp.
  • Trên tổ chức não, ACTH làm tăng quá trình học tập và trí nhớ.
  • Kích thích tế bào sắc tố sản xuất ra melanin, do đó sự rối loạn bài tiết ACTH cũng gây tăng hay giảm sắc tố ở da.

3.2. Điều hoà bài tiết

Sự bài tiết hormone tuyến thượng thận ACTH do nồng độ CRH của vùng dưới đồi quyết định, khi nồng độ CRH tăng làm tăng tiết ACTH. Ngoài ra còn do tác dụng điều hoà ngược âm tính và dương tính của cortisol. Đồng thời ACTH cũng được điều hoà theo nhịp sinh học, nồng độ ACTH đạt cao nhất từ 6-8 giờ sáng. Ở người Việt Nam trưởng thành (lấy máu lúc 8 giờ 30 phút trên 25 nam khỏe mạnh) nồng độ ACTH là 9,78 ( 4,60 pg/ml).

4. Hormone tăng trưởng GH

4.1. Tác dụng

  • Tác dụng phát triển cơ thể:

Tác dụng lên hầu hết các mô cơ thể, tăng số lượng và kích thước tế bào, tăng kích thước các phủ tạng. Kích thích sự phát triển của các mô sụn ở đầu xương dài do đó làm thân xương dài ra, đồng thời mô sụn cũng dần được cốt hoá cho đến tuổi vị thành niên, lúc này đầu xương và thân xương hợp nhất với nhau và xương không dài nữa. GH làm tăng độ dày màng xương với những xương đã cốt hóa. Tác dụng này thể hiện rõ trong giai đoạn phát triển và tiếp tục duy trì suốt đời.

Hormone là gì
Hormone đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cơ thể con người

  • Tác dụng lên chuyển hóa.
  • Tăng tổng hợp protein, tăng thu nhận acid amin vào tế bào.
  • Gây tăng đường huyết nguyên nhân do làm giảm sử dụng glucose tế bào, tăng dự trữ glycogen tế bào, giảm đưa glucose vào tế bào, tăng bài tiết insulin và kháng insulin ở mô cơ làm giảm vận chuyển glucose qua màng tế bào.

Tăng huy động mỡ dự trữ nhằm cung cấp năng lượng vì vậy làm tăng nồng độ acid béo trong máu. Dưới tác dụng của hormone tăng trưởng GH, lipid được sử dụng để tạo năng lượng nhằm tiết kiệm protein dành cho sự phát triển cơ thể.

5. Hormone FSH

Tác dụng của hormone FSH giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng. Trong khi đó, hormone Luteinising hormone (LH) kích thích sự rụng trứng và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone.

  • Ở nam giới: Kích thích sự phát triển ống sinh tinh, tăng trọng lượng tinh hoàn, duy trì sự sản sinh tinh trùng nhưng không kích thích làm tăng tiết hormone sinh dục đực.
  • Ở nữ giới: Kích thích sự phát triển của các nang trứng trong giai đoạn đầu, phối hợp LH làm cho trứng chín, rụng và bắt đầu bài tiết estrogen

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

XEM THÊM:
  • Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp
  • Bổ sung DHEA: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
  • Lựa chọn điều trị phù hợp u lành tuyến giáp

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan