17-01-2024 11:00

Các dịch bệnh đang bùng phát mùa đông xuân ở Việt Nam

Các dịch bệnh đang bùng phát mùa đông xuân ở Việt Nam

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Mùa đông xuân là thời điểm xảy ra rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bởi thời tiết thay đổi nồm và ẩm, đồng thời là mùa diễn ra nhiều lễ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh ở người và bùng phát thành dịch.

1. Tại sao mùa đông xuân ở Việt Nam dễ xảy ra các dịch bệnh?

Cuối mùa đông và đầu mùa xuân là thời điểm thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguyên nhân là vì nhiệt độ lạnh, mưa nhiều, thời tiết nồm và ẩm nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ gây bệnh cho con người. Các loại bệnh này lại rất dễ lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa nên dễ bùng phát thành dịch bệnh.

Đồng thời, vào thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng đi lại nên có nguy cơ truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm và gây ra tình trạng bùng phát dịch bệnh mùa đông xuân. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề hiện nay cũng khiến cho hệ miễn dịch của con người suy giảm, số ca mắc bệnh về đường hô hấp gia tăng.

2. Các dịch bệnh đang bùng phát mùa đông xuân ở Việt Nam

Một số loại dịch bệnh hiện nay ở Việt Nam xảy ra vào mùa đông xuân như:

Sởi: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do virus Polynosa morbillorum gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân.

Rubella sởi
Dịch bệnh sởi thường xảy ra vào thời điểm mùa đông xuân

Rubella: Bệnh do virus Rubella gây ra. Bệnh Rubella thường phát triển mạnh vào cuối mùa đông dầu mùa xuân. Con đường lây truyền qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh. Giai đoạn dễ lây nhiễm bệnh Rubella nhất là từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi phát ban đỏ.

Thủy đậu: Nguyên nhân thủy đậu thường bùng phát dịch bệnh mùa đông xuân là do khí nồm ẩm của mùa xuân, nhất là giai đoạn chuyển từ đông sang xuân khiến cho siêu vi có tên Varicella Zoster Virus gây bệnh phát triển mạnh.

Tay chân miệng: Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, đây là một nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ nhỏ và rất dễ gây thành dịch lớn. Bệnh thường xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa đông xuân.

Cúm: Khi chuyển giao mùa đông xuân là lúc chúng ta cần phải phòng tránh bệnh cúm. Cúm ác tính có thể gây nên những tổn thương phổi rất nhanh chóng có thể dẫn tới tử vong.

Ho gà: Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh do trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae gây ra. Bệnh ho gà lây chủ yếu qua đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội và thở rít vào. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu là vào mùa đông xuân, vì thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng cũng không lạnh khiến cho vi khuẩn ho gà sinh sôi và phát triển nhanh chóng, gây bệnh cho con người.

Não mô cầu: Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng lại dễ bùng phát dịch bệnh vào mùa đông xuân. Bệnh viêm màng não mô cầu có thể điều trị được trong trường hợp phát hiện bệnh kịp thời, điều trị tích cực và đúng phác đồ thì tỷ lệ khỏi bệnh đạt khoảng 85 - 95%.

Tiêu chảy: Dịch tiêu chảy là bệnh dịch xuất hiện quanh năm. Tình trạng bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như: không đảm bảo an toàn thực phẩm, sống trong vùng dịch bị bệnh tiêu chảy cấp,... vấn đề về tiêu chảy cấp xuất hiện là do ảnh hưởng trong hệ tiêu hóa của mỗi con người, nếu thay đổi thời tiết kết hợp với thức ăn không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát tác.

Triệu chứng trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra dịch bệnh tiêu chảy

Liên cầu lợn: Liên cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S. suis). Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị thường kéo dài gây tốn chi phí. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là vào cuối đông đầu xuân, bởi trong thời gian này, nhiều gia đình thường mổ lợn để ăn Tết và có tập tục ăn tiết canh lợn cho may mắn. Do vậy, số người mắc liên cầu lợn thường tăng lên trong khoảng thời gian này.

Viêm phổi: Bệnh viêm phổi là bệnh rất dễ xảy ra vào mùa đông xuân do thời tiết thay đổi đột ngột. Nguy hiểm hơn, hiện nay, dịch viêm phổi Vũ Hándịch bệnh đang bùng phát gây mối lo ngại trên toàn cầu. Những triệu chứng ban đầu của dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona giống với cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác nên khiến nhiều người chủ quan không thăm khám kịp thời, không cách ly với người khỏe mạnh nên dễ lây lan nhanh trong cộng đồng.

3. Phòng ngừa các dịch bệnh bùng phát mùa đông xuân

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân mọi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh:

Nếu các bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh thì mọi người, từ trẻ em đến người lớn tuổi cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch.

Nếu không quan trọng và cần thiết thì mọi người chủ động hạn chế tụ tập và đến các điểm đông người. Nếu phải đi đến những nơi đông người thì cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có các triệu chứng về đường hô hấp như: khó thở, ho, hắt xì, sốt, chảy nước mũi,...;

Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển sang lạnh; mặc ấm cho trẻ em khi đi xe máy hay khi ra ngoài trời. nếu phải làm việc ngoài trời hay ra ngoài vào ban đêm, sáng sớm thì phải mặc đủ ấm, giữ ấm chân, tay, ngực, cổ và đầu.

Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Tiêm chủng vắc-xin đầy đủ giúp mọi người chủ động phòng một số loại dịch bệnh

Tránh tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm ...

Đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách ăn chín, uống sôi; ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Cần ăn cân đối giữa các nhóm dưỡng chất.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Môi trường sống cần sạch sẽ, thông thoáng, không ẩm thấp..

Bạn nên sàng lọc sớm để phân loại các bệnh truyền nhiễm, tránh lây lan sang cho những người xung quanh.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh truyền nhiễm thì bạn cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị một cách kịp thời, tránh lây lan sang cho người khác và hạn chế biến chứng nguy hiểm cho cá nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Viêm mũi dị ứng và cách điều trị
XEM THÊM:
  • Công dụng thuốc Dutased
  • Cách hoạt động của khứu giác
  • Ngứa mũi, sổ mũi và nghẹt mũi có phải dấu hiệu của xoang?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan