17-01-2024 10:06

Các dấu hiệu suy nhược thần kinh

Các dấu hiệu suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là vấn đề sức khoẻ mà hầu như ai cũng từng gặp phải ít nhất một lần trong đời, tuy nhiên, hầu hết mọi người chưa có nhận thức đúng đắn về bệnh và hậu quả nghiêm trọng của nó. Suy nhược thần kinh trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trầm cảm.

1. Nguyên nhân của suy nhược thần kinh

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh khá đa dạng nhưng chủ yếu là do vấn đề căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài trong cuộc sống và công việc.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể dẫn đến bệnh là:

  • Thần kinh yếu.
  • Yếu tố kích thích thần kinh xuất hiện thường xuyên trong môi trường sống như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, điều kiện sống không tốt, môi trường học tập và làm việc nhiều áp lực,...
  • Các bệnh lý mạn tính gây cảm giác khó chịu kéo dài cho cơ thể như: Viêm loét dạ dày, viêm túi mật, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính...
  • Chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ, thiếu dinh dưỡng và thiếu năng lượng cho hoạt động của bộ não.
  • Làm việc quá nhiều nhưng ngủ không đủ giấc, mất ngủ trong thời gian dài.
  • Nghiện sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc,...
  • Lao động trí óc kéo dài.

2. Dấu hiệu suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh cần được nhận biết và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của suy nhược thần kinh gồm:

2.1. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ hay khó khăn khi ngủ là một trong những triệu chứng đầu tiên của suy nhược thần kinh. Một số người có thể phải trằn trọc mãi mới ngủ được và thức giấc vài lần trong đêm; ngủ không ngon giấc; ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với thường lệ.

cac-dau-hieu-suy-nhuoc-kinh
Suy nhược thần kinh có thể gây ra bởi chứng rối loạn giấc ngủ

Rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này đã tìm đến thuốc an thần, tuy nhiên hầu hết không có kết quả tốt hoặc kết quả không đáng kể. Chính điều này còn làm ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.

2.2. Cơ thể mệt mỏi kéo dài

Khi cơ thể làm việc quá sức hoặc sau một ngày dài làm việc thường dẫn đến trạng thái mệt mỏi. Nhiều người cho biết, họ càng ngủ càng thấy cơ thể mệt mỏi và mất sức. Tinh thần khó chịu, bực bội, nằm không yên, giấc ngủ kém khiến chất lượng công việc không cao, chất lượng cuộc sống giảm sút. Đồng thời, có thể xuất hiện 1 số triệu chứng khác như: Nhịp tim tăng, thở gấp, tức ngực, hồi hộp, đau tức dạ dày,...

2.3. Thay đổi tâm trạng

Tâm trạng lên xuống thất thường xảy ra trước hiện tượng suy nhược thần kinh, bao gồm: Dễ giận dữ, nổi nóng kết hợp với cảm giác tội lỗi hoặc ăn năn, dễ xúc động, dễ khóc, có lúc im lặng tuyệt đối.

2.4. Ngại giao tiếp với người xung quanh

Do bộ não mất cân bằng serotonin nên người bị suy nhược thần kinh thường bị căng thẳng khi tiếp xúc với mọi người, nhất là ở nơi đông người. Vậy nên, họ có xu hướng né tránh mọi người, tự cô lập và ở một mình. Khi căng thẳng quá độ, họ có xu hướng tự cô lập và dành năng lượng để đối phó với sự căng thẳng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo âu, trầm cảm.

2.5. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Việc não bộ bị suy giảm chức năng sẽ khiến cho người bị suy nhược thần kinh rất khó để tập trung, nhất là trong giải quyết những vấn đề mới. Điều này ảnh hưởng lớn đến công việc và học tập, giảm hiệu quả công việc và khả năng phát triển của bản thân.

2.6. Hoảng loạn

Khi rối loạn lo âu kéo dài, tình trạng suy nhược thần kinh nặng hơn, những cơn hoảng loạn sẽ xuất hiện. Cảm xúc luôn trong trạng thái tràn ngập cảm xúc sợ hãi, không thể kiểm soát tinh thần và bản thân. Cùng với điều đó, người suy nhược thần kinh thường cảm thấy lo lắng và rơi vào trạng thái tiêu cực, suy nghĩ quá mọi việc lên, luôn sống trong bế tắc. Khi gặp tình trạng này, điều đầu tiên cần làm là cố gắng kiểm soát hơi thở, thở chậm hơi, dài hơi hơn.

2.7. Các dấu hiệu khác

Khi bị suy nhược thần kinh còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác liên quan đến rối loạn chức năng cơ quan như:

  • Dấu hiệu cơ xương khớp: Đau mỏi cột sống, mỏi cổ, nhức cơ, đau thắt lưng,...
  • Dấu hiệu thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn cảm giác.
  • Dấu hiệu về tiêu hóa: Mất cảm giác thèm ăn, táo bón, chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi,...

3. Suy nhược thần kinh có phải là bệnh lý về tâm thần?

Suy nhược thần kinh là khái niệm thuộc về bệnh tâm thần. Đây là bệnh tâm thần loại nhẹ, không phải là bệnh tâm thần loại nặng, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ.

Nguyên nhân của tất cả các biểu hiện trên đây là do áp lực trong cuộc sống dẫn đến áp lực đến tinh thần. Muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh, phải bắt đầu từ vấn đề điều chỉnh tâm lý về khía cạnh tinh thần. Vì thế, khi có dấu hiệu suy nhược thần kinh cho dù có triệu chứng thân thể loại nào, nên đến khoa tâm thần để chẩn đoán và điều trị là hợp lý nhất.

4. Phương pháp dự phòng bệnh suy nhược thần kinh?

Bệnh thần kinh suy nhược có thể phòng ngừa được. Khi có dấu hiệu của suy nhược thần kinh cần chú ý đến những điểm sau đây:

  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể.
  • Khắc phục các tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Phối hợp hài hòa giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa lao động với nghỉ ngơi giải trí.
cac-dau-hieu-suy-nhuoc-kinh
thư giãn giúp hạn chế suy nhược cơ thể

  • Tránh những khu vực nhiều tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc.
  • Tạo tâm lý thoải mái, luôn tin tưởng lạc quan và tự tạo cho mình những năng lượng tích cực trong công việc và cuộc sống;
  • Đảm bảo giấc ngủ tốt, tránh thức khuya kéo dài.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị và điều trị kịp thời các bệnh lý thực thể...

Cuộc sống xã hội hiện đại có nhiều căng thẳng stress dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh rất phổ biến hiện nay. Để cải thiện được hiện tượng này, chúng ta cần phải bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căng thẳng lo âu trong cuộc sống, đồng thời bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để có một bộ não thật khỏe mạnh.

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Times City là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc điều trị các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều có chuyên môn cao, nhiều người là giảng viên bộ môn tâm thần tại trường Đại học Y Hà Nội, có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu, hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh.

XEM THÊM:
  • Hậu quả của suy nhược thần kinh
  • Uống thuốc hà thủ ô có tốt không?
  • Chăm sóc bệnh nhân mệt mỏi

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan