17-01-2024 22:13

Các dấu hiệu phôi làm tổ an toàn

Các dấu hiệu phôi làm tổ an toàn

Sau khi thụ tinh trong cơ thể người mẹ, việc trứng hay phôi làm tổ vào tử cung an toàn là một giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình mang thai. Vậy những dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn là gì và chị em cần lưu ý những điều gì để tăng khả năng phôi bám vào tử cung thành công.

1. Thời gian phôi làm tổ trong buồng tử cung

Về sinh lý của quá trình thụ tinh tự nhiên, trứng trong buồng trứng của người phụ nữ sau khi đã chín sẽ rụng xuống, di chuyển vào trong ống dẫn trứng. Tại đây, trứng trưởng thành sẽ gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ tinh. Tế bào trứng đã được thụ tinh sau đó sẽ phân chia, tạo thành phôi nang và sau khoảng 10 - 12 giờ sẽ bắt đầu di chuyển đến eo tử cung và làm tổ trong tử cung của người mẹ

Cự thể, thời gian trứng di chuyển và làm tổ trong tử cung xảy ra như sau:

  • 24 giờ đầu tiên sau khi trứng được thụ tinh: Trứng sẽ gặp tinh trùng để diễn ra sự thụ tinh và tạo thành hợp tử. Quá 24 tiếng kể từ lúc trứng rụng mà không được tinh trùng thì sẽ rất khó xảy ra quá trình thụ tinh.
  • Trong 48 giờ tiếp theo sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ ở trong bóng của ống dẫn trứng. Tại thời điểm này, hợp tử sẽ thực hiện các hoạt động nhân đôi tế bào. Khi đạt đến giai đoạn 2 - 8 tế bào (đây là giai đoạn phôi dâu), phôi sẽ không tăng thêm về thể tích.
  • Trong khoảng 10 - 12 giờ tiếp theo phôi sẽ vượt qua eo tử cung và đi vào tử cung người mẹ. Lúc này, nồng độ hormone Progesterone tăng cao từ hoàng thể buồng trứng tiết ra làm giãn cơ tử cung làm trứng dễ di chuyển vào hơn.
  • Khoảng 3 - 4 ngày sau khi được thụ tinh, phôi sẽ đi đến được niêm mạc tử cung và bám vào thành tử cung để làm tổ ở giai đoạn phôi đạt 8 - 16 tế bào. Phôi dâu sau đó sẽ tiếp tục phát triển trong tử cung người mẹ đến khi đủ tháng.

Do đó, thời gian phôi đi vào tử cung là khoảng 8 - 9 ngày, muộn nhất là 2 tuần (khoảng 15 - 16 ngày).

2. Dấu hiệu phôi làm tổ

Trước tiên, các bà mẹ cần lưu ý mỗi lần mang thai sẽ là một trải nghiệm khác nhau. Chị em có thể sẽ thấy lần mang thai thứ 2 khác hẳn so với lần đầu và những dấu hiệu phôi làm tổ cũng sẽ khác nhau khá nhiều. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp có thể giúp các cặp vợ chồng nhận biết phôi đã vào tử cung:

Ra máu âm đạo

Đây có thể là dấu hiệu báo phôi làm tổ trong tử cung. Máu từ bào thai là một trong những dấu hiệu sớm khá rõ ràng báo hiệu phôi đã làm tổ. Điều này xảy ra khi phôi bắt đầu tiến hành làm tổ trong thành tử cung của người mẹ. Do đó, nếu phát hiện có một vài đốm máu nhỏ xuất hiện sau khi trễ kinh thì chỉ em cũng không cần quá lo lắng.

Máu âm đạo liên quan tới quá trình làm tổ an toàn thường có lượng ít hoặc rất ít, màu hồng nhạt, không đỏ và đặc như máu kinh. Ngoài ra, máu “báo thai” cũng không ra liên tục, chị em chỉ gặp phải tình trạng này từ vài giờ đến một vài ngày.

Đau bụng

Triệu chứng phổ biến thứ hai của quá trình làm tổ của phôi sau ra máu âm đạo là cảm giác đau ở vùng bụng dưới (hạ vị). Tuy nhiên, những cơn đau này diễn ra ở mức độ nhẹ hơn và với tần suất ít hơn. Bà mẹ có thể cảm thấy cơn đau xuất hiện ở lưng hoặc bụng dưới và có thể kéo dài trong một vài ngày.

Tuy nhiên, tình trang đau bụng hoặc ra máu âm đạo vẫn có thể liên quan đến các vấn đề liên quan đến thai trong 3 tháng đầu thai kỳ như dọa sảy thai, thai ngừng phát triển...Các mẹ cần liên hệ với bác sĩ khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng này để được tư vấn và thăm khám kịp thời.

Thay đổi ở ngực

Ngay sau khi phôi làm tổ trong tử cung, cơ thể của người mẹ cũng bắt đầu thay đổi, đặc biệt là ở vùng ngực. Ngực sẽ bắt đầu có những hiện tượng như căng, sưng, đau. Triệu chứng này liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ sau khi thụ thai. Chị em cũng có thể thấy những thay đổi tương tự trong thời gian rụng trứng hay một tuần sau khi trứng rụng.

Nhiệt độ cơ thể bị thay đổi

Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng là một dấu hiệu thường gặp trong quá trình thai làm tổ giúp chị em xác định mình đang mang thai. Đó là vì khi phôi đến và bám vào tử cung để phát triển, nó sẽ lấy đi một phần dinh dưỡng và oxy từ máu của người mẹ, đòi hỏi cơ thể người phụ nữ phải tạo nhiều máu hơn, kèm theo tốc độ di chuyển của máu phải nhanh hơn và quá trình trao đổi chất cũng tăng lên. Tất cả những điều này kéo theo thân nhiệt và huyết áp của mẹ gia tăng.

Đi tiểu thường xuyên

Chị em có thể cảm thấy tần suất đi tiểu tăng lên liên tục trong vòng 1 tuần. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy phôi làm tổ thành công. Cơ thể người bắt đầu trải qua những thay đổi lớn giúp để chuẩn bị cho sự phát triển của em bé, ví dụ lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu bắt đầu tăng lên, tử cung bắt đầu tăng kích thước, điều này gây áp lực lên bàng quang khiến chị em có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.

Thèm ăn hoặc chán ăn

Đây là một triệu chứng khá nổi bật khác của việc phôi làm tổ an toàn trong tử cung người mẹ. Các Hormone được tạo ra do đậu phôi thành công có thể làm thay đổi sở thích, khẩu vị của một số chị em.

Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột của các Hormone thai nghén kèm với quá trình chuẩn bị cho sự phát phát triển của thai nhi khiến cơ thể mẹ bị thiếu năng lượng, điều này làm cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi và gây tình trạng chán ăn.

Bốc hỏa

Bốc hỏa là triệu chứng ít phổ biến hơn và chỉ kéo dài khoảng trong 15 phút tại thời điểm phôi làm tổ vào buồng tử cung của người mẹ, do đó nhiều chị em có thể không cảm nhận được dấu hiệu này. Sự biến động quá nhanh của các hormone thai kỳ có thể là nguyên nhân chính gây ra cơn bốc hỏa ở chị em.

Xuất hiện chất nhầy cổ tử cung

Khi phôi làm tổ an toàn, sự gia tăng nồng độ hormone Progesterone có thể khiến cổ tử cung sưng lên và làm tăng lượng máu đến vùng này. Đồng thời, các tuyến cổ tử cung cũng sẽ mở rộng và hormone thai kỳ kích thích các tuyến này tạo ra nhiều dịch nhầy hơn. Ngoài ra, chất nhờn tiết ra từ cổ tử cung có thể có một chút máu màu hồng hoặc hơi nâu. Triệu chứng này thường được phát hiện khi chị em đến khám tại các phòng khám sản phụ khoa.

Thử thai

Các tốt nhất để xác định phổi làm tổ thành công trong buồng tử cung người mẹ là thử thai. Khi xuất hiện tình trạng mất kinh hoặc các dấu hiệu được đề cập ở trên, chị em có thể tự thử thai bằng que thử thai tại nhà hoặc đến các phòng khám chuyên khoa Phụ Sản để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm Beta hCG máu, siêu âm thai...để có thể biết chính xác liệu mình đã mang thai hay chưa.

Ngoài ra, đối với những cặp vợ chồng tham gia các chương trình hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), hay thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)... Các triệu chứng đã được đề cập ở trên cũng là dấu hiệu IVF thành công hay IUI thành công. Vì thế, đối với tất cả những cặp vợ chồng đang mong con, khi phát hiện những triệu chứng liên quan đến sự làm tổ của phôi thai, cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa Phụ Sản để được các bác sĩ hướng dẫn, thăm khám và tư vấn, nhằm có được một thai kỳ an toàn và thành công.

3. Biện pháp làm tăng khả năng làm tổ của phôi an toàn

Các cách đơn giản dưới đây có thể làm tăng khả năng làm tổ an toàn của phôi thai:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau có màu xanh đậm: Cải xanh, hạt lanh, cải xoăn và ngũ cốc nguyên hạt... Ngoài ra, các thực phẩm giúp tăng nồng độ hormone và an toàn cho thai kỳ như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, cá hồi, hạt hướng dương, bí ngô, tảo xoắn, hạt macca, quả câu kỷ tử... cũng nên xuất hiện trong chế độ ăn hằng ngày. Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường...
  • Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá...
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, hồi hộp, stress... bằng cách tham gia các hoạt động mình ưa thích, tập yoga, thiền định...
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm, sinh hoạt đúng giờ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục ở mức độ nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp...Tránh làm việc quá sức.

Các dấu hiệu phôi làm tổ thành công ở mỗi người phụ nữ sẽ không giống nhau. Có bà mẹ không nhận thấy dấu hiệu gì đặc biệt nhưng có người sẽ xuất hiện các dấu hiệu sớm và rất rõ ràng. Các cặp vợ chồng cần chú ý theo dõi và quan sát hoặc có thể tự thử thai tại nhà, nhưng tốt nhất là đi khám tại cơ sở chuyên khoa Phụ Sản uy tín, để xác định chính xác việc mang thai thành công, đồng thời được các bác sĩ tư vấn các phương pháp giúp chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé được an toàn.

XEM THÊM:
  • Nhận biết ruột thừa đau bên nào và cách điều trị hiệu quả
  • Các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu
  • Đi tiểu thường xuyên và bệnh tiểu đường: Những cảnh báo cần thiết

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan